Ám ảnh quá tải trường học, Hà Nội quyết tâm thu hồi các dự án treo

PHẠM ĐÔNG |

Từ quyết tâm thu hồi các dự án treo để xây trường học, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng hi vọng, tình trạng thiếu trường lớp trên địa bàn Thủ đô sẽ dần được khắc phục.

Thiếu trường học, cuộc đua vào trường công ngày càng nóng

Với số lượng học sinh tăng quá nhanh, năm học nào cũng vậy, tình trạng quá tải trường lớp vẫn diễn ra ở nhiều địa bàn tại Hà Nội. Ngay từ cuối tháng 6, đầu tháng 7.2023, chuyện tuyển sinh vào năm tới tại Hà Nội đã nóng lên.

Theo thống kê của Sở GDĐT Hà Nội, năm học 2023-2024, số lượng học sinh trong độ tuổi tuyển sinh ở các lớp đầu cấp đều tăng mạnh so với năm học 2022-2023.

Năm nay, Hà Nội có khoảng 155.600 học sinh vào lớp 1 và 188.400 em vào lớp 6. Như vậy, học sinh lớp 6 tăng xấp xỉ 38.000 em, học sinh lớp 1 tăng khoảng 11.600 em.

Hình ảnh hàng trăm, thậm chí hàng nghìn phụ huynh đã đến xếp hàng ngồi chờ xuyên đêm để sáng được nộp hồ sơ cho con cũng không còn xa lạ. Bởi trong những năm trước đây, lượng đăng ký vào trường đã rất cao gây ám ảnh quá tải trường học. Tuy nhiên năm học 2023-2024, nhu cầu của phụ huynh đăng ký tăng đột biến.

Để đáp ứng số học sinh tăng mạnh, nhiều quận đã cơi nới, xây mới trường học. Điển hình như tại quận Hà Đông, năm học 2023-2024, UBND quận đã đầu tư xây mới Trường THCS Hà Cầu và xây thêm nhiều các đơn nguyên như: Tiểu học Kim Đồng, Tiểu học Kiến Hưng, Tiểu học Dương Nội A, THCS Mậu Lương, THCS Biên Giang… và sửa chữa bổ sung trang thiết bị đối với nhiều trường trên địa bàn quận nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.

Về phía Sở GDĐT Hà Nội, cơ quan này cũng yêu cầu bên cạnh việc tham mưu UBND cấp quận, huyện, thị xã phân tuyến tuyển sinh phù hợp, các phòng giáo dục và đào tạo cần có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc thực hiện chỉ tiêu ở các nhà trường, không để xảy ra hiện tượng quá tải.

Với chỉ tiêu được phân bổ theo kế hoạch đã tạo áp lực lớn cho nhà trường. Do vậy, dự kiến năm học sau, nhiều trường sẽ có điều chỉnh về phương thức tuyển sinh để giảm áp lực cho phụ huynh.

Bài toán thiếu trường lớp ở Hà Nội sắp được giải quyết?

Ngày 1.7, phát biểu tiếp thu giải trình tại buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đề cập đến tình trạng thiếu trường, thiếu lớp công lập và nhận định "Hà Nội là điển hình".

Bởi thành phố có số học sinh đông nhất cả nước (2,3 triệu học sinh). Trong kỳ thi vào lớp 10 và tốt nghiệp cấp 3 vừa qua, số học sinh của Hà Nội chiếm tới 1/10 học sinh của cả nước. “Do vậy nên lúc nào thành phố cũng thấy thiếu trường, thiếu lớp”, ông Đinh Tiến Dũng nói.

Theo ông Đinh Tiến Dũng, quá trình quản lý, thành phố đã nhìn thấy những bất cập ngay trong nội tại của Thủ đô. Trong đó, nhiều dự án xây dựng khu đô thị dân cư đã ở ổn định 10-15 năm nhưng chủ đầu tư không chịu hoàn thiện hạ tầng xã hội, trong đó có trường học.

Chính vì vậy, TP Hà Nội đã quyết định thu hồi hàng loạt ô đất được quy hoạch xây trường nhưng chủ đầu tư không chịu thực hiện. Hà Nội đang cân nhắc đầu tư công hoặc kêu gọi xã hội hoá để xây dựng trường lớp ở những khu đất này. Với chính sách như vậy, ông Đinh Tiến Dũng nhận định, tình trạng thiếu trường học sẽ dần được khắc phục.

Nói về vấn đề quá tải tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng, câu chuyện thiếu trường học, sĩ số cao ở Hà Nội đã tồn tại nhiều năm vẫn nóng, các quận, huyện vẫn loay hoay với điệp khúc thiếu quỹ đất.

Thảo luận về dự án Luật Đất đai sửa đổi tại kỳ họp thứ 5 vừa diễn ra, bà Nguyễn Thị Tuyết Nga, Vụ phó Văn hóa - Giáo dục, Văn phòng Quốc hội, cho rằng Việt Nam đang đột phá chiến lược về nguồn nhân lực thì chính sách đất đai cho giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Theo bà Nga, quy hoạch đất cho giáo dục ở nhiều địa phương còn bất cập, thiếu quỹ đất xây trường học, nhất là các thành phố lớn. Chính sách xã hội hóa còn vướng, trong đó nguyên nhân chủ yếu là chính sách đất đai. Nếu không có chính sách đủ mạnh "sẽ dẫn tới bất bình đẳng trong giáo dục, làm méo mó chủ trương xã hội hóa lĩnh vực này".

Để giải quyết tình trạng thiếu trường lớp, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 136/KH-UBND về xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại.

Theo đó, 7 trường phổ thông nhiều cấp học "tiên tiến, hiện đại" sẽ được xây dựng từ đầu năm 2024, hoàn thành vào quý IV năm 2025 với tổng kinh phí 2.500 tỉ đồng được lấy từ ngân sách.

Hà Nội sẽ có thêm quỹ đất để xây dựng trường học ở quận Hoàng Mai

Trong bối cảnh thiếu trường học nhưng lô đất xây trường lại bỏ hoang trong nhiều năm, để giải quyết vấn đề tồn đọng này, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sẽ bàn giao các ô đất trường học, công cộng tại quận Hoàng Mai cho Hà Nội.

UBND quận Hoàng Mai kiến nghị xin được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của quận đối với 7 lô đất trường học, 24 lô đất cây xanh và một tuyến đường giao thông ven hồ Linh Đàm.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội thu hồi một loạt khu đất để làm trường học ở các khu đô thị

Vương Trần - Phương Anh |

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhìn nhận, quá trình phát triển của Thủ đô với dân cư tăng rất nhanh, nhất là gia tăng dân số cơ học, nên phần lớn lúc nào chúng ta cũng thấy thiếu trường, thiếu lớp.

Hà Nội có thể mua nước sạch từ các tỉnh lân cận để cấp cho người dân

PHẠM ĐÔNG |

Giải quyết ô nhiễm môi trường sông Nhuệ, sông Đáy; cung cấp nước sạch cho người dân; giải quyết ùn tắc giao thông... là những vấn đề được cử tri kiến nghị với Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.

Hà Nội thi tuyển 184 biên chế tại 41 cơ quan, đơn vị

PHẠM ĐÔNG |

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thông báo tuyển dụng 184 chỉ tiêu biên chế thuộc 41 đơn vị bằng hình thức thi tuyển.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.