Bộ Nội vụ lý giải đề xuất bổ sung chính sách tinh giản biên chế

Vương Trần |

Qua phân tích đánh giá các tác động của chính sách, Bộ Nội vụ đề xuất lựa chọn giải pháp về bổ sung chính sách tinh giản biên chế là phương án tối ưu cả về lợi ích và chi phí so với phương án giữ nguyên hiện trạng.

Cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Tại dự thảo Tờ trình về Nghị định Quy định về tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ xin ý kiến Chính phủ về việc bổ sung chính sách tinh giản biên chế.

Theo đó, Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung chính sách về hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi đến trên 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 

Cùng với đó là bổ sung chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền đến trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp.

Theo đánh giá tác động liên quan tới vấn đề này, Bộ Nội vụ nêu tác động tích cực về mặt xã hội đó là: Việc bổ sung các chính sách tinh giản biên chế để giải quyết chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp ở xã, ở thôn, tổ dân phố dôi dư nghỉ ngay so với lộ trình sắp xếp của cơ quan có thẩm quyền được hưởng một khoản tiền trước khi nghỉ việc. Do đó, thực hiện giải pháp này sẽ khuyến khích các đối tượng này nghỉ ngay trước thời điểm sắp xếp. 

Việc bổ sung quy định hưởng chính sách về hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi đến 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội nhằm khuyến khích cán bộ, công chức cấp xã tự nguyện tinh giản biên chế nhằm cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Về tác động tiêu cực, theo đánh giá của Bộ Nội vụ, việc bổ sung quy định hưởng chính sách về hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi đến trên 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội sẽ làm tăng số lượng người hưởng chính sách hưu trí.

Tuy nhiên, theo dự kiến, số đối tượng hưởng chính sách này không nhiều do trung bình tuổi đời của cán bộ, công chức cấp xã là thấp so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. 

Tiết kiệm, chi trả ít hơn 9.732 tỉ đồng

Về tác động đối với hệ thống pháp luật, theo Bộ Nội vụ, việc bổ sung các chính sách tinh giản biên chế nhằm hoàn thiện đồng bộ về mặt thể chế trong việc thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về tinh giản biên chế, nhằm cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị. 

Về tác động về kinh tế, theo tính toán của Bộ Nội vụ, theo các phương án dự kiến tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại Đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2023, dự kiến số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư là 48.951 người và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư là 27.972 người. 

Do đó, dự kiến nguồn kinh phí để chi trả trợ cấp đối với các đối tượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư nghỉ ngay (nghỉ trước 60 tháng so với lộ trình sắp xếp) là 9.732 tỉ đồng.

Theo Bộ Nội vụ, nếu lựa chọn phương án “Giữ nguyên hiện trạng” thì Nhà nước vẫn phải chi trả tiền lương đối với số cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư nêu trên với số tiền dự kiến là 19.464 tỉ đồng (gấp đôi số nguồn kinh phí dự kiến chi trả trợ cấp cho các đối tượng dôi dư đó nếu họ nghỉ ngay).

Do vậy, nếu thực hiện giải pháp 2 thì ngân sách nhà nước sẽ phải chi trả ít hơn 9.732 tỉ đồng so với phương án giữ nguyên.

Qua phân tích đánh giá các tác động của chính sách, mặt tích cực và tiêu cực của các giải pháp, Bộ Nội vụ đề xuất lựa chọn giải pháp về bổ sung các chính sách tinh giản biên chế là phương án tối ưu cả về lợi ích và chi phí so với giải pháp “Giữ nguyên hiện trạng”.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Phú Yên đề xuất bổ sung 1.500 biên chế giáo viên ở các cấp học

Hoài Luân |

Trước tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học, lãnh đạo Sở GDĐT Phú Yên đã có văn bản đề xuất hơn 1.500 biên chế giáo viên trong năm học 2023 - 2024.

Đã giảm gần 7.500 đơn vị sự nghiệp công lập và 79.000 biên chế

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, cả nước đã giảm 7.469 đơn vị sự nghiệp công lập (đạt 13,5%) so với năm 2016. Tinh giản biên chế giảm 79.057 người (tỉ lệ 29,96% so với số biên chế công chức, viên chức giảm giai đoạn 2016-2021).

Đề xuất bỏ trường hợp xem xét tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1%

Minh Hương |

Bộ Nội vụ hiện đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định đề xuất về biên chế và vị trí việc làm của công chức thay thế cho Nghị định 62/2020/NĐ-CP, trong đó có đề xuất bỏ trường hợp xem xét tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1%.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.