Áp lực điểm số khiến học sinh thiếu tính tư duy thực tế

Tuyết Anh |

Học theo chương trình mới nhưng kiểm tra, đánh giá kiểu cũ. Đây là thực trạng tại nhiều trường và điều này khiến học sinh áp lực khi phải chạy theo điểm số, thiếu tính tư duy sáng tạo.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu từ năm học 2020 - 2021. Theo lộ trình, sau 5 năm, chương trình mới sẽ được triển khai cuốn chiếu hết cả 3 cấp học với tất cả các khối lớp.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được kì vọng sẽ phát huy năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.

Dù con đã học ở bậc THPT năm thứ hai, học theo chương trình mới, sách giáo khoa mới, song chị Nguyễn Thị Thu (Hà Tĩnh) vẫn thấy hình ảnh của con gắn liền với từng tập đề cương dày cộp, không có gì khác so với ngày con đang học bậc THCS - khi đang theo học chương trình học cũ.

"Con hết học trên lớp rồi về nhà, học ở nhà rồi lại học thêm để có thể nhớ được hết kiến thức và chờ đến ngày đi thi, chép vào giấy. Học ngày học đêm, điểm số đi thi luôn cao, nhưng học sinh khi bước ra ngoài xã hội thiếu đi kiến thức thực tế cũng là điều dễ hiểu” - chị Thu cho hay.

Thời gian tới, chị Thu mong muốn các trường học có sự thay đổi trong phương pháp kiểm tra, để giảm bớt áp lực cho học sinh, phụ huynh và nâng cao tính sáng tạo, tư duy của người học.

“Tôi nghĩ các trường học nên tăng cường kiểm tra thực hành hoặc viết bài thu hoạch. Vì với cách làm này, học sinh có cơ hội áp dụng kiến thức trên sách vở vào thực tế, nhớ mọi thứ lâu hơn. Vì phải làm thì mới nhớ được lâu” - chị Thu đề xuất.

TS Đặng Ngọc Khương - giáo viên Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho rằng, cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới cũng được đưa vào sử dụng. Điểm mới nổi bật của chương trình lần này là có nhiều bộ sách giáo khoa được lựa chọn, sử dụng. Điều này đồng nghĩa, sách giáo khoa chỉ là công cụ tham khảo, không còn là pháp lệnh như trước kia. Các trường được quyền tự chủ trong việc dạy học, kiểm tra, đánh giá.

Về cách kiểm tra, đánh giá, thầy Khương cho rằng, ở nhiều trường đã thực hiện theo tinh thần mới, nhưng nhiều thầy cô vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về bản chất của chương trình học mới.

"Các trường học trên cả nước hiện đang dạy học theo nội dung của ba đầu sách. Đó là sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo. Nhưng hầu hết thầy cô chỉ đưa ra cách kiểm tra, đánh giá dành riêng cho một bộ sách, chưa có sự thống nhất, đồng bộ trên cả ba đầu sách" - thầy Khương nói.

Từ những hạn chế nêu trên, thầy Khương nhận định, thời gian tới, thầy cô cần liên tục tư duy trong phương pháp dạy học và sáng tạo hơn khi đánh giá năng lực học sinh. Quan tâm hơn đến việc học của học sinh để từ đó đưa ra được hướng đi đúng đắn.

“Đổi mới bài kiểm tra, đánh giá từ trên giấy sang dự án và sản phẩm sẽ giúp học sinh bám sát được thực tế. Đồng thời, tránh tình trạng học sinh nắm kiến thức trên sách vở rất vững, nhưng khi đi vào thực tế lại loay hoay, không biết nên thực hiện như thế nào và bắt đầu từ đâu.

Khi xây dựng cấu trúc đề kiểm tra, đánh giá học sinh, các trường học cần kết hợp được tinh thần của cả ba bộ sách và tăng cường kiểm tra đánh giá năng lực tư duy của học sinh bằng kiến thức trải nghiệm đời sống thực tế.

Ví dụ, ở môn Văn, thầy cô cần tăng cường kiểm tra kiến thức năng lực, tư duy ngôn ngữ mà học sinh đã được học, trải nghiệm và tích lũy trong đời sống” - TS Đặng Ngọc Khương nói.

Tuyết Anh
TIN LIÊN QUAN

Hơn 40 trường đại học xét học bạ THPT, học sinh hứng khởi chuẩn bị

Trang Hà |

Theo cập nhật của Lao Động, hiện đã có 42 trường đại học trên cả nước thông báo xét học bạ THPT. Điều này khiến nhiều học sinh hào hứng cho kỳ tuyển sinh sắp tới.

Nghịch lí học sinh học chương trình mới, kiểm tra kiểu cũ

Tuyết Anh - Vân Trang |

Mặc dù học sinh học theo chương trình mới, sách giáo khoa mới, nhưng tại nhiều nơi, việc kiểm tra, đánh giá lại theo cách cũ.

Đề cương dày hơn cả sách giáo khoa, học sinh ám ảnh, phụ huynh đề xuất bỏ kì thi học kì

Tuyết Anh |

Gánh nặng điểm số và cuộc chạy đua thành tích học tập vô tình khiến kì thi học kì trở thành “tảng đá” đè nặng lên vai học sinh và phụ huynh.

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Hiện trạng xuống cấp của hai công viên lớn ở quận Cầu Giấy

THÙY DƯƠNG |

Thời gian tới, quận Cầu Giấy (Hà Nội) sẽ dành nguồn lực cải tạo, sửa chữa một số công trình, bao gồm hai công viên lớn trên địa bàn là Cầu Giấy và Nghĩa Đô.

Thị trường bất động sản vẫn kém sắc

Bảo Chương |

TPHCM - Nguồn cung căn hộ ở mức thấp, thanh khoản yếu khiến thị trường bất động sản đang trong trạng thái kém sôi động.

Hơn 40 trường đại học xét học bạ THPT, học sinh hứng khởi chuẩn bị

Trang Hà |

Theo cập nhật của Lao Động, hiện đã có 42 trường đại học trên cả nước thông báo xét học bạ THPT. Điều này khiến nhiều học sinh hào hứng cho kỳ tuyển sinh sắp tới.

Nghịch lí học sinh học chương trình mới, kiểm tra kiểu cũ

Tuyết Anh - Vân Trang |

Mặc dù học sinh học theo chương trình mới, sách giáo khoa mới, nhưng tại nhiều nơi, việc kiểm tra, đánh giá lại theo cách cũ.

Đề cương dày hơn cả sách giáo khoa, học sinh ám ảnh, phụ huynh đề xuất bỏ kì thi học kì

Tuyết Anh |

Gánh nặng điểm số và cuộc chạy đua thành tích học tập vô tình khiến kì thi học kì trở thành “tảng đá” đè nặng lên vai học sinh và phụ huynh.