Bộ GDĐT biên soạn thêm 1 bộ sách giáo khoa bằng tiền ngân sách sẽ gây tốn kém, lãng phí

Vân Hà (thực hiện) |

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa bằng tiền ngân sách hoàn toàn không cần thiết trong bối cảnh thực hiện xã hội hóa như hiện nay. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hà - Uỷ viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, đồng thời là giáo viên Trường THPT Lương Tài, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh liên quan đến vấn đề này.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã triển khai được 3 năm. Điểm mới nổi bật của cuộc cải cách lần này là thực hiện chủ trương “một chương trình, nhiều SGK”. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy theo chương trình mới, cô đánh giá những điểm thuận lợi trong cuộc cải cách giáo dục lần này là gì?

- Qua thời gian tiếp cận Chương trình mới, tôi nhận thấy, ưu điểm nổi bật nhất là việc dịch chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho người học. SGK không còn là pháp lệnh mà chỉ là tài liệu tham khảo. Nhờ đó, giáo viên được chủ động, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học.

Trong mỗi bài học, giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức trong sách vở mà còn tạo thêm nhiều nền tảng nhằm giúp học sinh hoàn thành công việc, giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học.

SGK mới được lớp 4,8,11 sẽ được đưa vào sử dụng trong năm học 2023 - 2024. Ảnh: Vân Trang
SGK mới được lớp 4,8,11 sẽ được đưa vào sử dụng trong năm học 2023 - 2024. Ảnh: Vân Trang

Trong những năm đầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi nhận thấy, cả thầy và trò đều mất thời gian làm quen, phải thay đổi nhưng tôi cho rằng, cuộc cải cách lần này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

Các em học sinh đã và đang được chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực như: Năng lực tự học, tự chủ, giao tiếp, giải quyết vấn đề,… để trở thành công dân toàn cầu. Đây là tín hiệu đáng mừng và là ưu điểm nổi bật của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Những ngày qua đã có đề xuất cho rằng Bộ GDĐT biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa sử dụng bằng ngân sách nhà nước, trong bối cảnh công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa đã thực hiện được gần 4 năm nay. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?

- Tôi cho rằng, không nên có thêm bộ sách do Bộ GDĐT biên soạn vào thời điểm này. Bởi khi yêu cầu Bộ GDĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa bằng kinh phí của Nhà nước rất tốn kém. Ngoài ra, hiện nay việc thay sách đã đi gần hết một chặng đường. Việc có một bộ sách vào lúc này có thể sẽ là một cuộc điều chỉnh chính sách rất lớn, cần phải huy động rất nhiều thời gian, nguồn lực. Trong khi đổi mới giáo dục không thể cho chúng ta thêm nhiều thời gian để chững lại hay chậm thêm.

Và hơn hết, việc Bộ GDĐT biên soạn thêm 1 bộ SGK chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn các chủ biên. Bởi hiện nay, hầu hết những "nhân tài" giáo dục đã tham gia biên soạn các bộ sách giáo dục hiện hành.

Có ý kiến cho rằng, nên lựa chọn các đầu sách từ các bộ SGK hiện hành để tạo thành một bộ SGK dùng chung trong cả nước, quan điểm của bà như thế nào?

- Tôi cho rằng, điều này cũng không phù hợp bởi mỗi một bộ sách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc đánh giá bộ sách để sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu, mong muốn của từng địa phương.

Đặc biệt, điều này có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong việc lựa chọn sách của các địa phương, dễ xuất hiện nguy cơ quay lại thời kì “độc quyền” SGK như trước kia.

Xin cảm ơn bà!

Vân Hà (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Cân nhắc bỏ nội dung cần thêm một bộ sách giáo khoa của nhà nước

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát và Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết sức cân nhắc việc chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của nhà nước.

Tranh cãi chuyện SGK: Bộ GDĐT có nên biên soạn thêm 1 bộ sách?

Nhóm PV |

Những ngày qua, đã xuất hiện đề xuất về việc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ SGK của Bộ sau khi công tác xã hội hóa biên soạn SGK đã thực hiện được gần 4 năm nay. Điều này nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.

Không thể quay lại "độc quyền" sách giáo khoa như trước kia

Bích Hà - Tường Vân |

Theo ý kiến của các giáo viên, sau 3 năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội, thực tiễn cho thấy việc xã hội hóa trong khâu biên soạn sách giáo khoa là chủ trương đúng đắn. Nếu quay trở lại “độc quyền” sách giáo khoa (SGK) như trước kia sẽ gây nhiều xáo trộn cho cả nhà trường, giáo viên và học sinh.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhận thêm nhiệm vụ

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình được phân công là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Nước màu đỏ tràn vào khu dân cư ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Dòng nước màu đỏ tràn vào khu tập thể Phú Minh (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khiến người dân lo lắng.

Dự báo cường độ áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão số 4

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4 sẽ có cường độ cấp 8 - 9.

Phân bổ tiền hỗ trợ 26 địa phương bị ảnh hưởng bão lũ

PHẠM ĐÔNG - MINH KHÔI |

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương sẽ tổ chức các đoàn giám sát việc phân bổ nguồn lực tại các địa phương nhận hỗ trợ do bị bão lũ.

Khách Hàn Quốc đổ xô du lịch Việt Nam dịp Trung Thu

Đan Thanh |

Kỳ nghỉ Tết Trung thu năm nay, khách Hàn Quốc du lịch nội địa và quốc tế tăng mạnh, đặc biệt tới Thái Lan, Việt Nam.