Chuyện về những người gieo chữ giữa vùng lòng hồ Hòa Bình

Hùng Dân |

Hòa Bình - Dù điều kiện nhiều thiếu thốn, các thầy cô giáo vùng lòng hồ vẫn cần mẫn bám trường, bám lớp gieo chữ cho học trò.

Đi dạy bằng thuyền

Trong những ngày len lỏi giữa vùng lòng hồ Hòa Bình, PV Báo Lao Động được theo chân các thầy cô giáo trường Tiểu học và THCS Đồng Ruộng tới giảng dạy tại điểm trường xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Đúng 5h30 phút, PV cùng thầy Lường Văn Sắng (SN 1978) – giáo viên trường Tiểu học và THCS Đồng ruộng di chuyển bằng xe máy trên con đường rừng khúc khuỷu, dài chừng 8 km mới xuống tới bến thuyền xóm Hủm (xã Đồng Ruộng).

Hằng ngày, các thầy cô phải đi thuyền 10 km giữa lòng hồ Hòa Bình để đến điểm trường xóm Nhạp giảng dạy.
Hằng ngày, các thầy cô phải đi thuyền 10 km giữa lòng hồ Hòa Bình để đến điểm trường xóm Nhạp giảng dạy.

Từ đây, có thêm cô Lường Thị Tuyết (SN 1976) và cô Lường Thị Thi (SN 1991) đều là cán bộ, giáo viên của nhà trường. Cả 4 người bắt đầu leo lên chiếc thuyền máy nhỏ đang lắc lư vì sóng, thầy Sắng là người trực tiếp điều khiển thuyền chở mọi người sang điểm trường xóm Nhạp.

Trong lúc lênh đênh giữa mặt hồ, ai nấy đều nín thở vì bốn bề là nước, thầy Sắng vừa lái thuyền vừa kể: "Đã 2 năm nay, mỗi ngày 2 lượt từ thứ 2 đến thứ 6, tôi đều đi dạy bằng chiếc thuyền này. Con đường đến xóm Nhạp chỉ chừng 10km đường thủy, nhưng phải mất tới hơn 30 phút di chuyển mới tới nơi".

Theo thầy Sắng, điểm trường này thuộc khu tái định cư xóm Nhạp, nơi đây được ví như “ốc đảo” bởi không có đường bộ nối với các xóm, xã khác. Để đến được đây, chỉ có con đường độc đạo là đường thủy, dùng thuyền máy di chuyển nên rất bất tiện, xen lẫn sự nguy hiểm rình rập.

“Ám ảnh nhất là những ngày mưa gió, thuyền đi chao đảo, lắc lư, tưởng chừng có thể lật bất kì lúc nào. Vì thương trò, mến đám trẻ, mới đủ can đảm để đi tiếp. Nếu mình không sang kịp, đồng nghĩa các em sẽ phải nghỉ học, nên chẳng đành lòng” - thầy Sắng bộc bạch.

Lớp học của học sinh tiểu học tại điểm trường xóm Nhạp chỉ dựng bằng tôn.
Lớp học của học sinh tiểu học tại điểm trường xóm Nhạp chỉ dựng bằng tôn.

Còn đó nhiều khó khăn

Ghi nhận của PV, điểm trường xóm Nhạp là một ngôi nhà nhỏ dựng tạm bằng tôn, được chia thành 2 lớp học. Mỗi lớp có chừng 4 chiếc bàn cho học sinh, một giường 2 tầng kê ngay vách lớp để giáo viên có chỗ nghỉ trưa.

Cô Lường thị Tuyết tâm sự, từ khi điểm trường xóm Nhạp được xây dựng vào năm 2018, cô đã tình nguyện xin về giảng dạy, tới nay được hơn 4 năm.

Học sinh ở đây chủ yếu là người Mường, Tày, điều kiện gia đình các em đều rất khó khăn do toàn hộ nghèo và cận nghèo.

Buổi trưa, các thầy cô tự nấu cơm ăn tại lớp, thực phẩm phải mang đi từ nhà, chiều khoảng 5h, lại từ xóm Nhạp đi thuyền về trung tâm xã Đồng Ruộng vì ở điểm trường chưa có nhà công vụ để ngủ nghỉ lại. Tính ra mỗi ngày, thời gian cả đi lẫn về mất ít nhất 2 tiếng đồng hồ.

Các thầy cô giáo, học sinh tại điểm trường xóm Nhạp rất mong được hỗ trợ xây lớp học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên... đặc biệt, là sớm có đường bộ nối tới xóm Nhạp để thuận tiện đến trường, đến lớp.
Các thầy cô giáo, học sinh tại điểm trường xóm Nhạp rất mong được hỗ trợ xây lớp học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên... đặc biệt, là sớm có đường bộ nối tới xóm Nhạp để thuận tiện đến trường, đến lớp.

Hiện điểm trường xóm Nhạp có 15 em thuộc khối tiểu học và THCS, trong đó có một nửa từ lớp 1 đến lớp 4 học trực tiếp tại xóm Nhạp, một nửa từ lớp 5 trở lên phải đi thuyền sang điểm trường trung tâm xã Đồng Ruộng để theo học hằng ngày.

Thầy Trần Tuấn Vang - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Đồng Ruộng cho biết: "Điểm trường xóm Nhạp là nơi xa và khó khăn nhất vì phải đi lại bằng thuyền. Nhà trường đã có giáo viên cắm bản tại xóm Nhạp nhưng hiện chưa có nhà công vụ cho thầy cô ở lại nên khá bất tiện vì phải đi về trong ngày".

Cũng theo thầy Vang, ở vùng cao như xã Đồng Ruộng, địa hình toàn đồi núi, sông hồ, đường xá đi lại khó khăn nên học sinh đến trường vô cùng vất vả.

Bởi vậy, nhà trường cũng như người dân rất mong sớm có con đường bộ nối tới xóm Nhạp để học sinh, giáo viên đến trường được thuận tiện hơn.

Video: Theo chân người gieo chữ ở vùng lòng hồ Hòa Bình
Hùng Dân
TIN LIÊN QUAN

Khu tái định cư vùng lòng hồ Hòa Bình khang trang như bản du lịch

Hùng Dân |

Hòa Bình - Sau gần 5 năm về nơi ở mới, 27 hộ dân ở khu tái định cư vùng lòng hồ Hòa Bình đã dần ổn định cuộc sống, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo.

Học sinh vùng lòng hồ Hòa Bình tưng bừng đón chào năm học mới

Trần Trọng - Hùng Dân |

Hòa Bình - Vượt qua những khó khăn về địa lý để đến trường, những ngày này, thầy và trò ở vùng lòng hồ Hòa Bình đã tề tựu đông đủ, chào đón năm học mới.

Chuyện về người 10 năm dạy chữ Nôm Dao ở vùng lòng hồ Hòa Bình

Khánh Linh |

Hòa Bình - Hơn 10 năm qua, bước chân của người thầy hơn 80 tuổi đã in dấu khắp các xóm của xã lòng hồ Vầy Nưa để truyền dạy chữ Nôm Dao cho người dân.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.