Dạy thêm là nguyện vọng chính đáng, nhưng cần chế tài để kiểm soát nghiêm

Trà My |

Nhiều ý kiến phụ huynh, chuyên gia cho rằng dạy thêm, học thêm là nhu cầu chính đáng. Song, cần có chế tài cụ thể để kiểm soát hoạt động này.

Về bản chất, dạy thêm không xấu

Theo dõi những tranh cãi nảy lửa xung quanh câu chuyện có nên học thêm, dạy thêm, chị Lê Thị Nga - phụ huynh có con học tiểu học tại Phủ Lý (Hà Nam) cho rằng, hiện nay, nhu cầu học tập của con cái rất được phụ huynh quan tâm và đầu tư. Song, chỉ vì vài ba trường hợp tiêu cực của vấn đề dạy thêm, học thêm nên khiến cho dư luận phẫn nộ và cảm thấy không thiện cảm với việc này.

“Có những phần kiến thức cha mẹ sẽ không thể nào giải đáp cho con. Thay vào đó, các thầy cô sẽ là những người có chuyên môn để dạy học và dẫn dắt. Tuy nhiên, vì lợi ích nhóm mà đôi khi việc dạy thêm, học thêm trở thành trào lưu, không thật sự coi trọng chất lượng mà thiên về việc làm tiền” - chị Nga tâm sự.

Về phía chị Nga, bản thân chị rất ủng hộ việc cho con đi học thêm. Tuy nhiên, để phụ huynh bỏ tiền ra cho con đi học thêm thì những tiết học đó phải thực sự bổ ích và hiệu quả.

“Dưới quan điểm cá nhân, tôi ủng hộ việc dạy và học thêm. Điều này sẽ giúp học sinh có thêm kiến thức, nâng cao thực hành và rèn luyện năng lực. Đồng thời, bố mẹ quá bận rộn nên việc gửi con đi học ở chỗ thầy cô sẽ thấy yên tâm hơn” - chị Nga nói.

Trước câu hỏi dạy thêm, học thêm có xấu không, anh Phạm Anh Quân - phụ huynh tại Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho rằng, nếu việc học thêm xuất phát từ chính nhu cầu của người học, sẽ có rất nhiều người đồng tình. Còn đối với trường hợp nhà trường ép buộc học sinh đăng kí trên tinh thần “tự nguyện” thì sai hoàn toàn bản chất và mục đích của việc dạy thêm.

“Học thêm sẽ vất vả hơn vì trên lớp đã phải học rất nhiều kiến thức. Miễn là học thêm phải quy định đúng giờ học, học phí công khai, tránh tình trạng o ép học sinh và phụ huynh. Tôi nhận thấy học thêm không đáng để lên án nhưng phải dựa trên sự tôn trọng và tự nguyện giữa phụ huynh, học sinh và nhà trường” - phụ huynh này bày tỏ.

Cần tìm cách quản lý thay vì cấm đoán, cực đoan

Trao đổi với Báo Lao Động về việc dạy thêm, học thêm, GS.TS Phạm Tất Dong - Cố vấn Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, phải hiểu đúng định nghĩa của dạy thêm, học thêm. Nếu dạy thêm có ý nghĩa đối với học sinh, chắc chắn phụ huynh sẽ đầu tư.

“Dạy thêm, học thêm không hẳn là xấu nếu người học có nhu cầu và động lực học tập chính đáng, còn người dạy giàu nhiệt tâm và công tâm thì đó là sự kết hợp tuyệt vời” - ông Dong nói.

Cũng theo ông Dong, ngoài học tập ra, con người cũng phải có thời gian để vui chơi, giải trí giúp cân bằng được năng lực và thể chất cho các em. Không nên quá ép buộc, can thiệp, thậm chí chỉ đưa ra cho học sinh một con đường lao tâm khổ tức vào việc học.

“Lứa tuổi của các em phải có sự hài hoà. Bố mẹ thường có áp lực chạy đua cho con học thêm mà quên đi mất rằng càng học thêm kiểu ép mỡ, càng khiến con mình trở nên mệt mỏi, không tập trung” - ông Dong nhìn nhận.

Về bản chất của việc dạy thêm, học thêm, ông Dong cho rằng, dạy thêm không phải là chỉ thêm giờ học mà phải làm thế nào để học sinh có thêm kiến thức, bổ trợ cho các em.

Thay vì ban hành lệnh cấm dạy thêm hay “khai trừ” dạy thêm vĩnh viễn ra khỏi môi trường học đường thì Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có giải pháp thoả đáng để giáo viên và học sinh có những quyền lợi tốt nhất.

“Nếu cấm dạy thêm thì giáo viên sẽ than thở lương không đủ sống, thu nhập không trang trải được, dẫn tới nhiều giáo viên lách luật, dạy thêm, dạy chui, thậm chí nhiều người bỏ nghề.

Nếu đã cấm thì phải đưa ra những cơ chế, chính sách khác như tăng lương, tăng phụ cấp cho giáo viên. Ngoài ra, nếu tổ chức dạy thêm thì phải cân đối các môn văn hoá và các môn phụ hoạ: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao… để học sinh tham gia và cùng hướng tới tư tưởng phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần” - ông Dong nêu giải pháp.

Trà My
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên dùng nhiều chiêu trò kéo học sinh học thêm

Vân Trang |

Nhiều giáo viên đã dùng nhiều chiêu trò để lôi kéo học sinh "tự nguyện" đăng kí học thêm.

Hải Phòng nghiêm cấm ép buộc học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Mai Dung |

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP.Hải Phòng vừa có chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm từ năm học 2023-2024.

Không được xếp tiết học thêm chèn vào giờ học chính, làm khó phụ huynh

Vân Trang |

Theo các chuyên gia giáo dục, các trường học không được xếp các tiết học thêm, liên kết xen kẽ vào giờ học chính khoá, dồn phụ huynh vào thế khó.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.