Giáo viên mầm non về hưu vẫn phải làm ruộng để trang trải cuộc sống

Hồng Nhung |

Giáo viên mầm non được xem là đối tượng vất vả nhất trong các bậc học, thế nhưng đãi ngộ họ nhận về lại có phần chưa thỏa đáng với công sức bỏ ra.

Vất vả nghề giáo viên mầm non

Tất bật đón trẻ từ sáng sớm và trả trẻ khi trời xế chiều, mỗi ngày của giáo viên mầm non trôi qua mệt nhoài với nhiều đầu việc. Thời gian làm việc kéo dài, các cô giáo mầm non không chỉ là người cô, mà như một người mẹ của trẻ.

Tâm sự về nghề, cô Hoàng Thị Thập - giáo viên Trường Mầm non Giáo Hiệu (Bắc Kạn) bộc bạch, giáo viên bậc học này có những đặc thù công việc riêng, khác với các cấp học khác. Đặc biệt là giáo viên công tác tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa gặp rất nhiều khó khăn.

Cô Thập nhớ lại khoảng thời gian mới ra trường, được phân công tác tại Trường Mầm non Giáo Hiệu. Trường ở xa trung tâm 8km, đường đi hầu hết là đất đỏ, gồ ghề, trơn trượt. Đồng lương hợp đồng thấp, song vì lòng yêu nghề, mến trẻ cô vẫn tiếp tục theo đuổi nghề.

Ngoài những khó khăn về cơ sở vật chất, giao thông, giáo viên mầm non tại các tỉnh miền núi còn gặp trường hợp bất đồng ngôn ngữ. Bởi trong một lớp học sinh đến từ nhiều dân tộc khác nhau, tiếng phổ thông của các em còn yếu nên việc chia sẻ, truyền đạt kiến thức gặp nhiều trở ngại.

Khó khăn vất vả là vậy, nhưng vì lòng yêu nghề, mến trẻ, cô Thập và đồng nghiệp vẫn cố gắng bám trụ cùng học trò và bà con. Với cô, giáo viên mầm non công tác tại miền núi hiện đã nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhưng mức lương vẫn chưa tương xứng, chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu.

"Chính sách ưu đãi đối với giáo viên vẫn còn những vướng mắc cần tháo gỡ kịp thời để từ đó giáo viên có thể sống và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà" - cô Thập nêu quan điểm.

Cô Hoàng Thị Thập cùng các em học sinh Trường Mầm non Giáo Hiệu. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cô Hoàng Thị Thập cùng các em học sinh Trường Mầm non Giáo Hiệu. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Giáo viên về hưu vẫn vất vả

Gắn bó với nghề giáo viên mầm non đã được 31 năm, cô Nguyễn Thị Hiên - cựu giáo viên Trường Mầm non Kim Chân (Bắc Ninh) cho rằng, giáo viên mầm non không chỉ dạy các kỹ năng cơ bản mà phải chăm sóc và giáo dục trẻ. Vừa là giáo viên, bác sĩ vừa là cha mẹ của trẻ.

Dành cả tuổi thanh xuân để cống hiến vì tình yêu với nghề, dù vất vả nhưng cô Hiên luôn cố gắng hết mình với công việc. Nhưng những gì cô giáo nhận về chưa thực sự thỏa đáng.

“Tôi nhớ những năm đầu vào nghề, tôi được trả lương bằng thóc, cho đến năm 2022, mức lương của tôi một tháng là 7,2 triệu đồng. Nhưng đến khi về hưu thì tôi chỉ nhận được mức lương hưu là 2,3 triệu đồng/tháng” - cô Hiên chia sẻ.

Với số tiền lương hưu 2,3 triệu đồng/tháng, cô Hiên phải chi tiêu tiết kiệm. Dù về hưu, cô vẫn làm ruộng để giảm bớt phần nào gánh nặng cho con cháu.

“Nếu giáo viên được tăng lương, tăng chế độ đãi ngộ thì đó là một tín hiệu đáng mừng, đặc biệt là giáo viên mầm non. Mặc dù hiện tại, mức lương đã cải thiện so với trước đây nhưng tôi vẫn cảm thấy thấp so với những gì chúng tôi đã cống hiến” - cô Hiên bộc bạch.

Nhiều giáo viên mầm non trên cả nước nói chung, trong đó có cô Thập và cô Hiên đều mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa những chính sách đãi ngộ dành riêng cho giáo viên mầm non. Đặc biệt, giáo viên cả nước đang trông đợi vào cuộc cải cách tiền lương từ năm 2024.

Hồng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Lý do đề xuất thi tốt nghiệp THPT 4 môn được ủng hộ

Hồng Nhung |

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 4 môn (2 môn bắt buộc Toán, Văn và 2 môn lựa chọn) giúp giảm bớt áp lực, giảm tốn kém và tôn trọng người học qua các môn lựa chọn.

Ngóng chờ phương án thi tốt nghiệp THPT 4 môn được phê duyệt

Trang Hà |

Dư luận xã hội, đặc biệt là học sinh đang mong chờ phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 với 4 môn (2 môn bắt buộc Toán, Văn và 2 môn lựa chọn) sớm được phê duyệt và chính thức công bố.

Giáo viên xót xa cảnh đồng nghiệp nghỉ việc vì lương không đủ sống

Danh Trang |

“Bao giờ giáo viên có thể sống bằng lương?" là câu hỏi khiến đội ngũ nhà giáo trăn trở suốt nhiều năm qua.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.