Sau 3 năm thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018:

Nhiều tín hiệu tích cực, nhưng vẫn còn những băn khoăn

Bích Hà - Tường Vân |

Sau 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều giáo viên, học sinh đã có phản hồi tích cực. Song vẫn còn không ít trăn trở trong quá trình dạy và học, đặc biệt câu chuyện liên quan đến thiếu giáo viên và giá sách giáo khoa mới.

Khuyến khích giáo viên sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, từ năm học 2020-2021 đến nay, ngành Giáo dục và các địa phương trên cả nước đã nỗ lực triển khai và đạt được kết quả bước đầu.

Trước hết, việc triển khai một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) theo tinh thần của Nghị quyết 88 đã xóa độc quyền, tạo điều kiện huy động các nguồn lực xã hội, môi trường cạnh tranh trong biên soạn, xuất bản SGK.

Sau 3 năm triển khai chương trình SGK mới, cô Nguyễn Thị Minh Thúy - Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) - đánh giá, chương trình mới phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đổi mới, có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện của nhà trường.

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Tổng chủ biên SGK môn Tiếng Việt - Ngữ văn, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”; Điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình GDPT 2018 - cho rằng, sau 3 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo viên và học sinh trên cả nước đã bắt đầu thích ứng với định hướng đổi mới và chủ động, sáng tạo trong việc dạy và học.

Giáo viên từ lối dạy học truyền thống, nặng về truyền thụ kiến thức một chiều theo kiểu “thầy đọc, trò chép”, nay đã chuyển dần sang phương pháp dạy học tổ chức các hoạt động học cho học sinh.

Trường học gặp khó khi thiếu giáo viên

Năm học 2022 - 2023, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu thực hiện với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

Ở lớp 10, lần đầu tiên có môn nghệ thuật (gồm 2 phân môn Âm nhạc, Mỹ thuật) được đưa vào là môn học lựa chọn. Lý thuyết là vậy, nhưng thực tế, nhiều trường THPT không thể đưa 2 môn Âm nhạc và Mỹ thuật vào dạy học vì không có giáo viên môn này.

Tình trạng thiếu giáo viên dạy các môn học trong chương trình GDPT 2018 diễn ra trên cả nước.

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng nhận định, khi xây dựng chương trình mới, Bộ GDĐT và Ban phát triển Chương trình đã lường trước những khó khó khăn liên quan đến đội ngũ giáo viên. Song, đổi mới bước đầu bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Việc đào tạo giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật hiện đang được triển khai.

“Một số địa phương đã áp dụng giải pháp ngắn hạn là mời giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật từ các học viện, trường cao đẳng về giảng dạy. 1 giáo viên có thể đảm nhiệm dạy ở một số trường trong cùng khu vực. Đây là cách làm hiệu quả và cần được nhân rộng” - PGS.TS Bùi Mạnh Hùng nói.

Mong muốn giá sách giáo khoa đảm bảo hài hòa lợi ích

Cũng trong 3 năm thực hiện chương trình, SGK mới, bên cạnh những mặt tích cực, những khó khăn thì có những điều còn băn khoăn.

Vậy làm thế nào để hài hòa lợi ích?, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cho rằng, trước hết cần nhìn nhận một thực tế nhiều nơi bán SGK kèm theo rất nhiều sách bài tập, sách tham khảo - những loại sách có giá tương đối cao và đáng chê trách nhất là có những cuốn học sinh không dùng đến bao giờ. Điều này khiến phụ huynh hiểu nhầm, tất cả đều là SGK và đều phải mua nên than phiền về chi phí mua sách cho con.

“Về bản chất, nhà xuất bản là đơn vị kinh doanh, phải hạch toán toàn bộ các khâu trong quá trình làm SGK mới, từ biên soạn, in ấn, phát hành… mà không có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước như SGK trước kia. Đã là đơn vị kinh doanh, nhà xuất bản phải tính toán làm sao có lợi nhuận.

Tuy nhiên, Nhà nước, cơ quan quản lý cũng cần có chính sách và giải pháp để đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của các đơn vị xuất bản và người dân” - ông Hùng nhấn mạnh quan điểm và cho hay, Nhà nước, các nhà xuất bản cần có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng sâu, vùng xa và học sinh có hoàn cảnh khó khăn nói chung, để đảm bảo các em có sách mới, được tiếp cận Chương trình mới một cách bình đẳng, công bằng.

Sớm ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá sách giáo khoa

Tại phiên họp thứ 24, chiều 14.7, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo và cho ý kiến về kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông”.

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát chuyên đề - trình bày báo cáo kết quả bước đầu chuyên đề giám sát. Theo báo cáo của đoàn giám sát, trong giai đoạn 2022-2026, Bộ Chính trị đã đồng ý bổ sung 65.980 biên chế giáo viên; trong đó, bổ sung ngay 14.835 giáo viên phổ thông trong năm học 2022-2023.

Kết luận nội dung này, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu các cơ quan chức năng sớm ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá sách giáo khoa, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, tiết giảm chi phí trung gian, giảm tỉ lệ chiết khấu để giảm giá sách giáo khoa.

Tiếp đó, tập trung giải quyết tình trạng chưa tuyển dụng đủ giáo viên theo biên chế được phân bổ. Xây dựng phê duyệt đề án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu đến 2025 đáp ứng yêu cầu triển khai trương trình giáo dục phổ thông 2018.   Tuệ Linh

Bích Hà - Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

EQuest và sứ mệnh tiên phong trong giáo dục phổ thông

Thanh Lâm |

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Tập đoàn Giáo dục EQuest đã trở thành đơn vị tiên phong trong giáo dục, trong đó khối Phổ thông của EQuest nổi bật với việc tiếp cận và ngang bằng với hệ thống giáo dục tiên tiến của quốc tế.

Vụ kết án bà Lê Thị Dung 5 năm tù: Cần phân biệt giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

QUANG ĐẠI |

Tại phiên tòa xét xử bà Lê Thị Dung - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện Hưng Nguyên - bị kết án 5 năm tù, bị cáo cho rằng, cơ quan tố tụng đã sử dụng văn bản của giáo dục phổ thông để làm căn cứ xem xét đúng sai đối với quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở GDTX.

Vừa dạy học, vừa chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới

Vân Trang |

Ngoài việc đảm bảo nội dung theo chương trình, thời điểm này, các cơ sở giáo dục còn tất bật chuẩn bị cho việc triển khai chương trình mới lớp 4, 8 và 11 vào năm học tới.

Nhiều điểm mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Tường Vân |

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều điểm mới nổi bật so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.