Nhiều tỉnh có học sinh mắc COVID-19, những lưu ý khi để con đến trường

Tuệ Nhi |

Kế hoạch đến trường của học sinh tại các tỉnh thành liên tục thay đổi theo diễn biến của dịch bệnh COVID-19. Không ít học sinh dương tính với SAR-CoV-2, do đó phụ huynh, giáo viên, học sinh cần lưu ý để trẻ đến trường an toàn.

Từ 1.11, nhiều cơ sở giáo dục của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang chuyển sang dạy trực tuyến. Cụ thể, UBND huyện Quế Võ (Bắc Ninh) đã cho học sinh tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19, chuyển toàn bộ từ dạy học trực tiếp sang dạy trực tuyến từ 1.11 cho đến khi có thông báo mới.

Còn tại TP.Bắc Ninh, các trường học (Tiểu học, THCS) trên địa bàn các phường: Vân Dương và Nam Sơn có liên quan đến Khu công nghiệp Quế Võ sẽ chuyển sang dạy học trực tuyến từ 1.11, trường mầm non cũng dừng việc đón trẻ.

Tại Bắc Giang, UBND huyện Việt Yên (Bắc Giang) cũng có quyết định cho học sinh các trường trên địa bàn huyện nghỉ học trực tiếp chuyển sang học trực tuyến để phòng chống dịch COVID-19 cho đến khi có thông báo mới. Trường mầm non tạm dừng đón trẻ.

Tại Quảng Trị, do dịch diễn biến phức tạp, các cấp học và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên của TP.Đông Hà chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình cho đến khi có thông báo mới.

Quyết định trên được đưa ra khi số lượng giáo viên, học sinh là F0, F1, F2 tăng lên khá nhiều. Cụ thể, tính đến ngày 30.10, trên địa bàn có 4 F0 là học sinh; 26 F1 gồm 7 giáo viên và 19 học sinh; 346 F2 gồm 26 giáo viên và 320 học sinh.

Trước đó, các tỉnh: Hà Giang, Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam do xuất hiện các ca nhiễm mới cũng đã cho học sinh một số địa bàn trong tỉnh tạm dừng đến trường.

Dịch COVID-19 vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, do đó, theo cập nhật của Lao Động đến sáng 1.11 có 23 tỉnh, thành cho phép 100% học sinh các cấp đến trường, 15 tỉnh thành kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; 25 tỉnh thành cho học sinh học trực tuyến, học qua truyền hình.

Để trẻ đến trường an toàn trong khi dịch COVID-19, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) đã đưa ra những khuyến cáo để học sinh, phụ huynh, nhà trường tham khảo.

 
 
 
 
 
Tuệ Nhi
TIN LIÊN QUAN

TP Hồ Chí Minh thay đổi lớn trong xếp hạng cấp độ dịch COVID-19

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Theo số liệu mới nhất được cập nhật, TPHCM hiện có 10 quận huyện thuộc cấp độ 1 (vùng xanh, nguy cơ thấp) và 12 quận huyện thuộc cấp độ 2 (vùng vàng, nguy cơ trung bình). Toàn thành phố đang ở cấp độ 2.

Cập nhật: Kịch bản đón học sinh đi học trực tiếp của 63 tỉnh, thành

Trang Hà |

Báo Lao Động cập nhật kế hoạch đón học sinh trở lại trường của các địa phương trên cả nước để quý phụ huynh và học sinh thuận tiện theo dõi.

Số trẻ cận thị tăng cao do giãn cách và cách bảo vệ đôi mắt cho con

Thiên Minh |

Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy số trẻ mắc cận thị hoặc bị tăng độ cao gấp 3 lần so với năm 2020. Nguyên nhân là do dịch bệnh kéo dài, các gia đình, trong đó có trẻ em dành nhiều thời gian cho việc sử dụng máy tính, điện thoại thông minh hoặc xem tivi.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.