Nội dung Lịch sử chương trình mới bậc THCS quá khó so với lứa tuổi học sinh

Vân Trang |

GS.TS Đỗ Thanh Bình (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đánh giá, nội dung môn Lịch sử cấp THCS nhìn chung khá nặng nề so với lứa tuổi học sinh.

Kiến thức THPT dồn nén vào chương trình THCS

Sáng 26.8, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo quốc gia môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới: Vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu giảng dạy.

Chia sẻ tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Thanh Bình đánh giá, môn Lịch sử đã có sự lồng ghép giữa lịch sử thế giới với lịch sử khu vực, lịch sử dân tộc, không còn tách biệt như chương trình 2006 (chương trình cũ). Nội dung chương trình khá toàn diện.

Với bậc tiểu học, chương trình hướng tới tích hợp sâu giữa kiến thức Lịch sử và Địa lí, được viết đơn giản, dưới dạng câu chuyện lịch sử, phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 4, lớp 5.

GS.TS Trần Thanh Bình chia sẻ tại Hội nghị
GS.TS Trần Thanh Bình chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Vân Trang

Đối với THCS, chương trình được viết theo thông sử. Còn đối với THPT, chương trình được thiết kế theo chủ đề chuyên đề lịch sử, phù hợp với khả năng, nhận thức của học sinh.

"Hướng đi của chương trình là đúng, là đổi mới, đã khắc phục được những hạn chế của chương trình đồng tâm trước đó, tránh được sự nhàm chán của học sinh" - GS.TS Nguyễn Thanh Bình khẳng định.

Hội thảo quốc gia môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới sáng ngày 26.8. Ảnh: Vân Trang
Hội thảo quốc gia môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới ngày 26.8.

Tuy nhiên, ông Bình cũng nhìn nhận thực tế, hiện nay chương trình vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể, nội dung lịch sử ở cấp THCS nhìn chung khá nặng so với lứa tuổi học sinh.

"Ở lứa tuổi của các em, tâm sinh lí chưa phát triển vững vàng, sự nhận thức còn non nớt, chưa có chiều sâu... Trong khi đó, một khối lượng kiến thức gần như của THPT trước đây được dồn nén vào THCS. Nội dung kiến thức nặng nề nhất là lớp 9. Chương trình lớp 9 còn nặng nề hơn lớp 10, 11" - ông Bình nói.

Bên cạnh đó, có những nội dung kiến thức ở bậc THCS thừa, lặp lại trong chương trình các lớp. Một số yêu cầu cần đạt quá khó đối với lứa tuổi học sinh THCS hoặc chưa chuẩn gây tranh cãi.

Từ những khó khăn trên, ông Bình đưa ra kiến nghị trong quá trình triển khai nên sớm tổng kết thực tiễn, khẳng định mặt tốt của chương trình và cũng chỉ ra những hạn chế của chương trình, về tổ chức dạy - học, về kiểm tra, đánh giá, về sự đáp ứng của giáo viên... để tham mưu kiến nghị cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Đồng thời, tăng cường tập huấn giáo viên ở các cấp học về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp và kĩ thuật dạy học lịch sử, về kiểm tra, đánh giá; sớm viết tài liệu bồi dưỡng giáo viên.

Đề xuất Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến triển khai dạy học lịch sử trong chương trình mới, điều khiến nhiều thầy cô đưa ra bàn luận và việc đổi mới thi cử.

Trao đổi tại hội thảo, thầy Hồ Như Hiển - giáo viên Lịch sử Trường liên cấp Đông Bắc Ga (Thanh Hóa) - đề xuất đưa môn Lịch sử trở thành môn bắt buộc trong kì thi tốt nghiệp THPT.

"Nếu Lịch sử là môn học bắt buộc nhưng không đưa vào nội dung thi, giáo viên sẽ không hào hứng, học sinh cũng sẽ không hào hứng, học đối phó. Như vậy, chất lượng môn học sẽ không được nâng lên" - thầy Hiển nói.

Về phương án thi tốt nghiệp THPT, thầy Trần Trung Hiếu - giáo viên Lịch sử tại tỉnh Nghệ An - đề xuất điều chỉnh môn Lịch sử theo hướng: Trắc nghiệm 70% và tự luận 30% .

"Việc điều chỉnh như trên sẽ đánh giá chính xác hơn chất lượng học sinh ở bậc THPT và phản ánh chất lượng sinh viên trong quá trình đào tạo" - thầy Hiếu chia sẻ.

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Bí kíp đạt GPA tuyệt đối 4.0 của nữ thủ khoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trà My |

Trần Anh Ngọc - sinh viên chuyên ngành Kiểm toán - đã xuất sắc trở thành thủ khoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với số điểm GPA tuyệt đối 4.0/4.0.

Thêm hàng loạt trường đại học xét tuyển bổ sung năm 2023

Vân Trang |

Hàng loạt trường đại học thông báo tuyển sinh bổ sung chỉ tiêu cho năm 2023. Đây là cơ hội để thí sinh có thể theo học tại trường mình mơ ước.

Phát động cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

Vân Trang |

Cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” năm 2023 được phát động vào chiều 4.8 tại Hà Nội.

Tạm giữ thêm Phó TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị

NHÓM PV |

Thái Bình - Công an tỉnh Thái Bình tiếp tục ra Lệnh tạm giữ hình sự Phó Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 2 phóng viên.

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Vàng nhẫn hừng hực tăng

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 27.9: Đà tăng giá của vàng chưa dừng lại. Vàng nhẫn tròn trơn 9999 phá đỉnh mới 83 triệu đồng/lượng.

Biểu tượng tâm linh 70 tỉ đồng đang thi công ở Lào Cai

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau khoảng 10 tháng thi công, dự án Tháp Kim Thành ở tỉnh biên giới Lào Cai đã thành hình.

Tại sao Man United từng từ chối Ivan Toney?

An An |

Ivan Toney từng được coi là bản hợp đồng lý tưởng với Man United nhưng cuối cùng, thương vụ này vẫn không thể xảy ra.

Việt Nam xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Minh Hạnh |

Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế đổi mới sáng tạo toàn cầu (ĐMST), tăng 2 bậc so với năm 2023.

Bí kíp đạt GPA tuyệt đối 4.0 của nữ thủ khoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trà My |

Trần Anh Ngọc - sinh viên chuyên ngành Kiểm toán - đã xuất sắc trở thành thủ khoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với số điểm GPA tuyệt đối 4.0/4.0.

Thêm hàng loạt trường đại học xét tuyển bổ sung năm 2023

Vân Trang |

Hàng loạt trường đại học thông báo tuyển sinh bổ sung chỉ tiêu cho năm 2023. Đây là cơ hội để thí sinh có thể theo học tại trường mình mơ ước.

Phát động cuộc thi Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

Vân Trang |

Cuộc thi “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” năm 2023 được phát động vào chiều 4.8 tại Hà Nội.