Sáp nhập trường lớp để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở Gia Lai

THANH TUẤN |

Ngành giáo dục tỉnh Gia Lai đang thiếu nhiều chỉ tiêu giáo viên đứng lớp, vì vậy sẽ sáp nhập các trường lớp trên địa bàn, điều chuyển giáo viên từ thành phố xuống huyện hỗ trợ dạy học cho học sinh các cấp.

Ngày 23.3, ông Lê Duy Định – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Gia Lai cho biết, trước khó khăn do thiếu giáo viên đứng lớp, sở điều động, biệt phái các giáo viên từ thành phố xuống các huyện, điểm trường vùng sâu, vùng xa để đảm bảo công tác dạy và học. 

Thống kê, hiện ngành giáo dục tỉnh Gia Lai còn thiếu 3.000 giáo viên các cấp và 1.500 nhân viên. Trong khi đó, Bộ Nội vụ quyết định cho bổ sung 1.244 biên chế cả giáo viên và nhân viên, tuy nhiên vì nhiều lý do hiện vẫn chưa tuyển dụng được.

Năm học 2021-2022, Sở GDĐT Gia Lai đã tiến hành biệt phái 77 giảng viên, giáo viên.

Năm học 2022-2023 biệt phái 93 giảng viên, giáo viên (riêng trên địa bàn TP.Pleiku có 23 giáo viên). Giáo viên từ thành phố biệt phái xuống huyện phải bám trường lớp với thời gian 1 năm học.

“Việc biệt phái luân phiên nhau, tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi giáo viên. Với khó khăn hiện tại, các thầy cô giáo phải có sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, vừa đảm bảo sĩ số lớp học và đảm bảo chất lượng dạy học”, ông Định nói.

Việc thiếu giáo viên do chưa tuyển dụng được, một phần do số lượng học sinh tăng nhanh.

Để khắc phục tình trạng này, Sở GDĐT Gia Lai sẽ rà soát, sắp xếp, sáp nhập các điểm trường gần nhau trên địa bàn xã, liên xã.

Kiên quyết thu gọn, giảm các điểm trường, thực hiện dồn lớp để đạt tỉ lệ học sinh/lớp đến mức tối đa theo điều lệ của từng cấp, bậc học. Kiểm soát chặt chẽ việc thành lập mới điểm trường và trường.

Tại hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp với các tỉnh Tây Nguyên tới đây, ngành giáo dục Gia Lai sẽ tiếp tục kiến nghị tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chỉ tiêu tuyển dụng, phân bổ giáo viên, chế độ hỗ trợ, hợp đồng lao động… 

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Thu nhập thấp, giáo viên phải vay mượn lúc ốm đau, làm thêm thâu đêm

Phùng Nhung |

Thu nhập thấp, chế độ đãi ngộ chưa tương xứng khiến đời sống giáo viên gặp khó khăn. Nhiều thầy cô buộc phải làm thêm nghề tay trái để trang trải cuộc sống.

Kiến nghị cho giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng tuổi về hưu đối với giáo viên mầm non lên 60 tuổi là chưa phù hợp.

Thiếu giáo viên, Phú Thọ lên kế hoạch tuyển 1.400 biên chế trong 6 tháng

Tô Công |

Trong thời gian tới, ngành giáo dục của tỉnh Phú Thọ dự kiến tuyển bổ sung hơn 1.400 biên chế giáo viên các cấp học, trong đó hơn 800 biên chế giáo viên mầm non.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.