Sinh viên Luật đề xuất 77 nghiên cứu khoa học về động vật hoang dã

Phan Liên |

Với mong muốn đóng góp thiết thực vì cộng đồng, sinh viên đến từ 4 trường đại học Luật trên cả nước đã đề xuất 77 nghiên cứu khoa học về động vật hoang dã.

Tiếp nối thành công của chuỗi hoạt động tìm hiểu về những vấn đề pháp lý liên quan đến động vật hoang dã, từ tháng 1.2023, cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học với chủ đề "Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã" đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các sinh viên tại 4 trường đại học Luật trên cả nước.

Đã có 77 đề tài đăng ký tại vòng 1, sau đó ban tổ chức đã chọn được 20 bài nghiên cứu bước vào vòng 2 để tiếp tục hoàn thành sản phẩm.

Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, các nhóm nghiên cứu đã nỗ lực cùng nhau hoàn thiện để có sản phẩm nghiên cứu tốt nhất.

Chủ đề nghiên cứu được khai thác sâu ở nhiều nội dung khác nhau, liên quan những vấn đề bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật bảo vệ động vật hoang dã như: “Các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã”; “Xử lý vật chứng là động vật rừng còn sống”; “Cứu hộ động vật hoang dã, gây nuôi thương mại động vật hoang dã”;…

Ngoài ra, sinh viên các trường còn đề xuất các giải pháp tương trợ tư pháp về hình sự trong giải quyết vụ án liên quan đến động vật hoang dã và thực hiện pháp luật về quản lý dịch bệnh trên động vật hoang dã.

Vòng chung kết của cuộc thi diễn ra tại Thung Nham – Ninh Bình thông qua hình thức Hội thảo khoa học sinh viên trong 2 ngày. 6 đội thi có đề tài xuất sắc nhất sẽ trình bày và trả lời phản biện từ ban giám khảo. Ảnh: Ban tổ chức
Vòng chung kết của cuộc thi diễn ra tại Thung Nham – Ninh Bình thông qua hình thức hội thảo khoa học sinh viên trong 2 ngày. 6 đội thi có đề tài xuất sắc nhất sẽ trình bày và trả lời phản biện từ ban giám khảo. Ảnh: Ban tổ chức
Lựa chọn đề tài “Xử lý vật chứng là động vật rừng còn sống thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm trong nước theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Nguyễn Việt Anh - sinh viên Trường  Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ:

“Từ vụ việc 8 cá thể hổ bị chết sau khi giải cứu ở Nghệ An, nhóm em quyết định lựa chọn vấn đề xử lý vật chứng để nghiên cứu, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện bộ pháp luật liên quan.

Đồng thời mong muốn về việc thành lập tòa án môi trường chuyên về động vật hoang dã để nâng cao hiệu quả xử lý các hành vi vi phạm”.

Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật và điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về quản lý dịch bệnh trên động vật hoang dã ở Việt Nam” của nhóm sinh viên Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đạt giải Nhất tại vòng chung kết cuộc thi khoa học sinh viên. Ảnh: Ban tổ chức
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật và điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về quản lý dịch bệnh trên động vật hoang dã ở Việt Nam” của nhóm sinh viên Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đạt giải Nhất tại vòng chung kết cuộc thi khoa học sinh viên. Ảnh: Ban tổ chức
Những văn bản pháp luật quốc tế như Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) cũng được các sinh viên đưa vào nghiên cứu.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, việc nghiên cứu về Công ước CITES và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực pháp luật bảo vệ động vật hoang dã được Hội đồng đánh giá cao về tính bám sát tình hình thực tế.

Nguyễn Đào Mai Khánh - sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế - thành viên trong nhóm được giải 3 tại vòng chung kết cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học với chủ đề "Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã" vui mừng nói:

"Đây là cuộc thi nghiên cứu khoa học về động vật hoang dã đầu tiên em biết đến. Vì kiến thức không phổ biến và mang tính học thuật nên nhóm đã phải đầu tư nhiều chất xám, thời gian để thực sự hiểu được mình đang phải viết những gì và mình cần viết những gì.

Em mong những nghiên cứu được đánh giáo cao trong cuộc thi sẽ có ý nghĩa thiết thực, thực sự thúc đẩy sự thay đổi chính sách pháp lý, đóng góp ý tưởng vì một cộng đồng bảo vệ động vật hoang dã".

Phan Liên
TIN LIÊN QUAN

Thí sinh cần cân nhắc kỹ khi chọn ngành đào tạo mới

Tường Vân |

Mùa tuyển sinh đại học năm 2023 sẽ xuất hiện thêm nhiều ngành học mới ở các trường đại học. Điều thí sinh băn khoăn là có nên lựa chọn các ngành mới này.

Nhiều ngành nghề dự báo sẽ biến mất trong tương lai, thí sinh có nên học?

Vân Trang |

Trước sự thay đổi của công nghệ, nhiều ngành nghề dự đoán sẽ biết mất trong tương lai. Nhiều thí sinh băn khoăn, liệu có nên theo học những ngành này.

Tuyển sinh 2023: Tìm cách thu hút sinh viên cho các ngành khoa học cơ bản

Vân Trang |

Thí sinh đổ xô vào học các ngành "hot" và kém mặn mà với một số ngành khoa học cơ bản là thực tế trong tuyển sinh đại học nhiều năm qua.

Nhanh chóng khắc phục sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Sau nỗ lực xuyên đêm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản khắc phục xong sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã (đoạn qua xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc).

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Google hỗ trợ quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam ra thế giới

Chí Long |

Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao đổi với đại diện Google về khả năng hợp tác để quảng bá văn hóa, du lịch, chuyển đổi kỹ thuật số...

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Thí sinh cần cân nhắc kỹ khi chọn ngành đào tạo mới

Tường Vân |

Mùa tuyển sinh đại học năm 2023 sẽ xuất hiện thêm nhiều ngành học mới ở các trường đại học. Điều thí sinh băn khoăn là có nên lựa chọn các ngành mới này.

Nhiều ngành nghề dự báo sẽ biến mất trong tương lai, thí sinh có nên học?

Vân Trang |

Trước sự thay đổi của công nghệ, nhiều ngành nghề dự đoán sẽ biết mất trong tương lai. Nhiều thí sinh băn khoăn, liệu có nên theo học những ngành này.

Tuyển sinh 2023: Tìm cách thu hút sinh viên cho các ngành khoa học cơ bản

Vân Trang |

Thí sinh đổ xô vào học các ngành "hot" và kém mặn mà với một số ngành khoa học cơ bản là thực tế trong tuyển sinh đại học nhiều năm qua.