Sinh viên trường Y ra trường chọn bệnh viện công hay bệnh viện tư?

Trang Hà - Phùng Nhung |

Đó là băn khoăn của nhiều sinh viên trường Y trước tình trạng hàng loạt y bác sĩ bệnh viện công nghỉ việc. Nhiều sinh viên mong muốn làm ở bệnh viện tư vì mức lương hấp dẫn, môi trường làm việc năng động. Số khác vẫn muốn cống hiến ở bệnh viện công và mong có những thay đổi tích cực về mức đãi ngộ.

Vẫn mong muốn làm việc tại bệnh viện công

Y tế là một ngành đào tạo đặc thù, mất nhiều thời gian hơn các ngành học khác. Để có thể cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp và tự tin hành nghề, một sinh viên trường Y sẽ mất trung bình từ 6-8 năm. Không những vậy, để hoàn thành chương trình học, sinh viên ngành Y cần kiên trì và trợ cấp từ gia đình.

Quá trình học tập kéo dài, nhưng mức thu nhập khởi điểm lại kém tương xứng khiến cho hành trình đến với nghề của sinh viên ngành Y càng thêm gian truân. Nhiều người đã dành thời gian đi tìm đáp án cho câu hỏi: "Ra trường chọn bệnh viện công hay bệnh viện tư?".

Trải lòng về vấn đề này, Hoàng Long - sinh viên chuyên ngành  Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội - cho biết, sau thời gian dài suy nghĩ, em đã xác định tư tưởng làm việc và cống hiến ở các bệnh viện công.

"Mỗi người sẽ có những định hướng khác nhau. Khi nghe câu chuyện của rất nhiều nhân viên y tế nghỉ việc bởi mức đãi ngộ chưa thỏa đáng, bản thân em cũng lo lắng và băn khoăn nhiều. Đã có lúc em chán nản, muốn từ bỏ bởi việc học tập quá áp lực nhưng thật may vẫn giữ được “lửa” nhiệt huyết như ban đầu.

Em sẽ cố gắng để được làm việc tại bệnh viện công vì ở đó có đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, em sẽ có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi nhiều kiến thức. Em cũng thích sự ổn định” - nam sinh bộc bạch.

Vấn đề Long lo lắng nhất là bản thân có đủ năng lực, đủ giỏi để “bám trụ” ở các bệnh viện trong các thành phố lớn hay không? Theo em, sinh viên y khoa nào cũng cần những năm đầu học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để chắc về kiến thức và vững về chuyên môn. Khi bản thân là một bác sĩ giỏi, vấn đề lương thưởng và phụ cấp chắc chắn sẽ được cải thiện.

Đồng quan điểm, Nguyễn Ngọc - sinh viên Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam - cho biết, bệnh viện công vẫn là lựa chọn hàng đầu của em.

"Tuy nhiên, trong thời gian tới, bệnh viện công cần đảm bảo thu nhập và có chế độ đãi ngộ tốt, đảm bảo được sự an toàn về thể chất cũng như tinh thần cho các y bác sĩ.

Chắc chắn sẽ có rất nhiều khó khăn và cần xin phụ cấp nhiều từ gia đình. Nhưng khi tay nghề và kinh nghiệm tốt hơn, có điều kiện em sẽ mở thêm phòng khám riêng để kiếm thêm thu nhập” - Ngọc nói.

 
Nguyễn Ngọc - sinh viên Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam. Ảnh: NVCC

Tìm kiếm cơ hội ở các bệnh viện tư

Còn Bạch Đức - sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên - lại cho rằng “không thể cống hiến với tinh thần rệu rã và cái bụng rỗng”. Nam sinh mong muốn tìm kiếm những cơ hội phát triển tại các bệnh viện tư.

"Vẫn là câu chuyện bác sĩ ở bệnh viện công liên tục chuyển việc vì thu nhập thấp, công việc căng thẳng. Với mức đãi ngộ như vậy, những sinh viên mới ra trường như chúng em sẽ vô cùng chật vật và khó khăn. Chỉ còn cách chuyển sang viện tư với hy vọng có nguồn thu nhập cao hơn để trang trải cuộc sống” - Đức chia sẻ.

 
Bạch Đức - sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. Ảnh: NVCC

Lựa chọn này xuất phát từ hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nam sinh cho biết, bố mẹ quanh năm làm lụng vất vả bán củ sắn, củ khoai tích góp từng đồng để nuôi con học Y gần chục năm trời. Em mong muốn có một công việc ổn định để bố mẹ yên tâm.

"Em thương bố mẹ lắm. Nên em mong muốn có mức lương cao hơn để tự lo cho bản thân rồi gửi tiền về cho gia đình. Môi trường ở viện tư năng động, thoải mái, trang thiết bị hiện đại rất phù hợp với những người trẻ như em” - nam sinh tâm sự.

Một số sinh viên khác cho rằng, bệnh viện công hay bệnh viện tư đều khám chữa bệnh phục vụ người dân. Do vậy, sinh viên ra trường làm ở đâu cũng có thể phát triển bản thân, miễn là được làm việc cứu người và đảm bảo cuộc sống cho chính mình.

Trang Hà - Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Bệnh viện 200 tỉ xây xong rồi để đó, gần 200 nhân viên không có việc để làm

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Bạc Liêu được đầu tư trên 200 tỉ đồng, xây dựng đã lâu nhưng chưa thể hoạt động. Gần 200 nhân viên y tế tại đây không có việc để làm.

Y, bác sĩ không thể sống và cống hiến trong thiếu thốn

Kim Nhung |

Nghề y là một nghề thật đặc biệt và cao quý. Thế nhưng học y đã khó, sống được với nghề y lại càng khó khăn hơn. Khi mà thu nhập của y bác sĩ không được cải thiện, việc “chân trong chân ngoài”, xuyên tỉnh đi làm thêm cũng là điều dễ hiểu.

Vụ việc 4 bác sĩ đi làm thêm xuyên tỉnh: "Cực chẳng đã mới phải vậy"

Phùng Nhung |

Vụ việc 4 bác sĩ ở TPHCM đi làm thêm xuyên tỉnh ở phòng khám tư do khó khăn về kinh tế đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhiều người đặt ra câu hỏi: "Khi những điều kiện cơ bản nhất không được đáp ứng, nỗi lo cơm áo gạo tiền bủa vây thì tâm trí đâu để tập trung chuyên môn, để cống hiến cho bệnh viện?"

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.