Số phận "Công nghệ giáo dục" sẽ ra sao sau khi đối thoại không thành công?

Đặng Chung |

Công trình tâm huyết của GS Hồ Ngọc Đại vẫn đứng trước nguy cơ phải chấm dứt giảng dạy trong nhà trường nếu tác giả không chỉnh sửa và thẩm định lại.

"Bộ Giáo dục phải đối thoại với địa phương để có đánh giá khách quan"

Ngày 3.1, buổi đối thoại giữa Bộ Giáo dục Đào tạo và đại diện nhóm tác giả “Công nghệ giáo dục” đã không tìm được tiếng nói chung. Thậm chí có lúc còn gay gắt khi GS Hồ Ngọc Đại - tác giả viết sách và GS Trần Đình Sử - thành viên hội đồng thẩm định - có tranh luận với nhau về chuyện đạo đức.

 
GS Hồ Ngọc Đại và PGS Nguyễn Kế Hào tại buổi đối thoại. Ảnh:  Sỹ Cường

Chia sẻ sau buổi đối thoại, đại diện cho Trung tâm Công nghệ Giáo dục, PGS.TS Nguyễn Kế Hào cho rằng buổi đối thoại giữa hai bên không có tiếng nói chung vì nhiều lý do.

Đầu tiên là buổi đối thoại ngày 3.1 đã không có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp đó, theo PGS Hào, trong buổi đối thoại, đại diện Bộ Giáo dục nhắc lại kết quả việc đánh giá, thẩm định sách “Công nghệ giáo dục” từ năm 2017, trong khi tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phải tổ chức đánh giá lại chương trình thực nghiệm, rồi mới đến đối thoại với tác giả.

“Vì điều này, tôi đề nghị Bộ Giáo dục phải có đối thoại trước với địa phương, để có đánh giá lại một cách khách quan, sau đó mới tiến hành đối thoại với các tác giả của Công nghệ giáo dục”- PGS.TS Nguyễn Kế Hào kiến nghị.

Ông cũng đặt câu hỏi là lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các thành viên Hội đồng thẩm định đã bao giờ đi dự giờ tiết dạy của giáo viên, lên Lào Cai, hay đi Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa để hỏi quan điểm của giáo viên về bộ sách này? “Phải có đi thực tế mới có đánh giá khách quan và công tâm, chứ không chỉ căn cứ vào những quy định trong văn bản, giấy tờ”- ông nói.

Sách tốt, nhưng tác giả nên chỉnh sửa

Với tư cách là chuyên gia, người nghiên cứu khoa học, PGS.TS Lê Anh Vinh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - cho rằng, cần có giải pháp trung gian để bộ sách “Công nghệ giáo dục” có thể được tiếp tục “sống”.

Ông cho biết, đúng như câu hỏi của nhóm tác giả “Công nghệ giáo dục” là chúng ta đã xuống địa phương chưa, đi tìm hiểu thực tiễn chưa? Nếu chỉ ngồi, nhìn vào văn bản để đánh giá thì khó có thể nhìn nhận đến “chân tơ kẽ tóc” được.

"Trong quá trình nghiên cứu, khi tôi đi tiếp xúc với giáo viên thì họ nói bộ sách dạy được, học sinh không tái mù, có thể đọc thông viết thạo. Cá nhân tôi đánh giá điểm mạnh của sách là cách thiết kế giúp việc dạy học tích cực, giúp học sinh chủ động. Đặc biệt nó còn lan tỏa thông điệp vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay là: Thầy thiết kế, trò thi công, mỗi ngày đi học là một ngày vui,…”- PGS. TS Lê Anh Vinh đánh giá.

 
PGS.TS Lê Anh Vinh đánh giá sách "Công nghệ giáo dục" tốt, nhưng tác giả vẫn nên chỉnh sửa để hấp dẫn hơn với trẻ con.

Ông cũng cho rằng, phép thử với thời gian là thứ khó nhất với một bộ sách, thì “Công nghệ giáo dục” đã làm được điều này. Vì thế chúng ta không thể nhận xét là nó không tốt, không phù hợp với thực tiễn.

Cũng theo PGS Lê Anh Vinh, quan trọng nhất là vai trò của giáo viên, cách dạy học sinh như thế nào chứ sách giáo khoa cũng chỉ là phương tiện, một phương án để giáo viên tham khảo. Nếu xét ở phương diện này thì "Công nghệ giáo dục" đã làm rất tốt khâu đào tạo giáo viên.

“Nhưng với sách lớp 1 thì nên điều chỉnh nó trực quan hơn với học trò, giúp trẻ tự học nhiều hơn. Tác giả phải xem xét nếu sách không có sự hướng dẫn của giáo viên thì học sinh có tự học được không? Về điều này, tôi nghĩ GS Hồ Ngọc Đại nên điều chỉnh lại một chút để sách hấp dẫn hơn với trẻ con”- PGS-TS Lê Anh Vinh thẳng thắn.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Không tìm được tiếng nói chung, đối thoại gay gắt về "Công nghệ giáo dục"

Bích Hà |

Chia sẻ với Lao Động về buổi đối thoại với Bộ Giáo dục và Đào tạo, PGS-TS Nguyễn Kế Hào - đại diện nhóm tác giả "Công nghệ giáo dục" cho biết sẽ tiếp tục có ý kiến lên cấp trên về việc "Công nghệ giáo dục" bị đánh giá không đạt, không thể trở thành một trong những bộ sách giáo khoa được sử dụng trong trường học thời gian tới.

Vì sao số ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2020 của học sinh Hà Nội ít hơn TPHCM?

Bích Hà |

Thời điểm này, nhiều địa phương đã công bố kế hoạch nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đối với học sinh. Theo đó, kỳ nghỉ tết của học sinh năm nay kéo dài từ 7 ngày, cao nhất ở thời điểm hiện tại là 16 ngày, tùy từng địa phương.

Sách Công nghệ Giáo dục không đạt, Bộ GDĐT sẵn sàng đối thoại GS Hồ Ngọc Đại

Vương Trần |

Hội đồng thẩm định sẵn sàng đối thoại với GS Hồ Ngọc Đại về sách Công nghệ Giáo dục nếu tác giả có nhu cầu.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Cựu Chủ tịch FLC và 2 em gái xin giảm án

Việt Dũng |

Trong số 25 người kháng cáo, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và em gái đều xin giảm nhẹ hình phạt và giảm trách nhiệm dân sự.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.