Dân nhậu rủ nhau mua áo, mũ xe ôm để "né" đo nồng độ cồn?

Phạm Đông |

Trước thông tin dân nhậu rủ nhau mua quần áo xe ôm công nghệ để né đo nồng độ cồn, Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã lên tiếng về vấn đề này.

Ngay sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực, lực lượng CSGT toàn quốc đã tăng cường ra quân, từ đó phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đã có nhiều trường hợp vi phạm bị phạt 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng. Đây mức cao nhất của người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn. Còn đối với người điều khiển xe mô tô đã bị xử phạt từ 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.

Khi mức xử phạt tăng cao, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều trang rao bán quần áo xe ôm công nghệ. Nhiều người rủ nhau: “Mua đồ chạy Grab đi nhậu anh em ơi”, hoặc “Mặc áo Grab đi nhậu có khi lại hay”… sau thông tin về quy định xử phạt với tài xế có nồng độ cồn chạy xe.

Nhiều dòng trạng thái rủ nhau mua quần áo xe ôm công nghệ.
Dòng trạng thái rủ nhau mua quần áo xe ôm công nghệ.

Trao đổi với Lao Động ngày 4.1, một chiến sỹ CSGT Đội 3 (Công an Hà Nội) cho biết, thực hiện đợt cao điểm, đơn vị này sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng tuyên truyền, xử phạt các lái xe vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Trong đó có cả những hành vi vi phạm của “xe ôm” công nghệ.

"Chỉ cần phát hiện tài xế taxi hay xe ôm công nghệ có dấu hiệu vi phạm, đơn vị sẽ kiểm tra và xử lý triệt để như những trường hợp vi phạm khác. Do vậy, tài xế dù có mặc trang phục như thế nào khi tham gia giao thông mà có dấu hiệu vi phạm thì cũng sẽ bị dừng xe kiểm tra" - chiến sỹ CSGT Đội 3 cho hay.

Theo CSGT Đội 3, trong đợt cao điểm, các đơn vị chức năng sẽ tăng cường bố trí lực lượng, tập trung xử lý các trường hợp vi phạm. Trong đó có tài xế “xe ôm” công nghệ đối với các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông như: Chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn, chở 2 người trên xe, đi ngược chiều...

Từ 1.1.2020 đến nay, Đội CSGT số 6, đã ra quân xử lý các trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, ngày 2.1 có trường hợp nam thanh niên mặc đồng phục "xe ôm" công nghệ điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 19K1- 21xxx khi bị lực lượng công an dừng xe kiểm tra cũng phát hiện nồng độ cồn 0.051 miligam/1lít khí thở.

Nam tài xế xe ôm công nghệ có nồng độ cồn 0,051 miligam/1lít khí thở. Ảnh: Linh Nhi
Nam tài xế xe ôm công nghệ có nồng độ cồn 0,051 miligam/1lít khí thở. Ảnh: Linh Nhi

Theo Trung tá Phương Công Thường, Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Hà Nội, sau khi Nghị định số 100 của Chính phủ có hiệu lực, đã có rất nhiều lỗi vi phạm có mức xử phạt tăng nặng. Trong buổi tối 2.1, Đội CSGT số 6 tổ chức kiểm tra đối với lỗi vi phạm nồng độ cồn tại đường Xuân Thủy, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 5 trường hợp.

Trong quá trình xử lý, rất nhiều trường hợp người vi phạm gây khó khăn, không chấp hành yêu cầu của lực lượng CSGT. Tuy nhiên, đơn vị đã kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

"Qua đây chúng tôi mong người dân khi tham gia giao thông tuyệt đối không sử dụng bia rượu. Sau khi đã uống rượu bia không nên lái xe để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác” - Trung tá Thường nói.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Lái xe Santa Fe vi phạm nồng độ cồn “khủng”, suýt tông vào cảnh sát 141

VƯƠNG TRẦN |

Tài xe lái ôtô Hyundai Santa Fe vi phạm nồng độ cồn “khủng”, không chấp hành hiệu lệnh suýt tông vào cảnh sát 141.

Nhiều người vi phạm nồng độ cồn đeo khẩu trang để "qua mặt" CSGT

Huân Cao - Quân Trường |

Nhiều người sau khi uống rượu bia, khi điều khiển phương tiện giao thông đã cố tình đeo khẩu trang vào để che giấu khuôn mặt "đỏ bừng", nhằm qua mặt CSGT tại các điểm chốt chặn.

Lo bị xử phạt do ăn hoa quả có nồng độ cồn: Cơ quan soạn thảo Luật nói gì?

Thùy Linh |

Luật Phòng chống tác hại rượu, bia có hiệu lực, lại khiến nhiều người dân lo ngại bị xử phạt khi tham gia giao thông mà trong hơi thở có nồng độ cồn, do ăn phải một số loại trái cây, thức ăn có chứa cồn.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.