Xe hợp đồng trá hình tung hoành, chủ xe tuyến cố định méo mặt dịp Tết Dương lịch 2024

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Tình trạng xe hợp đồng “trá hình” xe khách cố định tồn tại dai dẳng và ngày càng tăng dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xe, đặc biệt vào dịp lễ, Tết.

Xe khách tuyến cố định điêu đứng

Ghi nhận tại Bến xe Giáp Bát những ngày cao điểm của kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024, nhiều xe khách tuyến Hà Nội - Ninh Bình, Hà Nội - Thái Bình... chỉ có vài ba khách. Cả lái và phụ xe đều "dài cổ" ngóng khách.

Tài xế Lê Văn Hùng (34 tuổi) cho biết, sáng 30.12 anh chỉ đón được 5 khách từ Hà Nội về Ninh Bình. Trong khi mọi năm từ ngày 28, 29.12 trở đi, người dân nườm nượp về quê, nhà xe tất bật đưa khách lên và xếp đồ.

"Tôi lái xe khách nhiều năm nhưng chưa có năm nào bến xe vắng như vậy vào dịp nghỉ Tết Dương lịch" - tài xế Hùng nói.

a
Xe khách tuyến Mỹ Đình - Yên Bái chỉ có vỏn vẹn 7 khách trước giờ xuất bến, chiều 29.12. Ảnh: Hữu Chánh

Chỉ tay vào trong xe, anh Nguyễn Văn Nam (quản lý xe khách tuyến Mỹ Đình - Yên Bái) tỏ vẻ ngao ngán nói chỉ còn 10 phút nữa xuất bến nhưng xe mới chỉ vỏn vẹn được 7 khách.

Anh Nam cho biết, những năm gần đây, lượng hành khách đến bến để bắt xe đi, về dần thưa thớt kể cả ngày thường hay dịp lễ, Tết.

Nguyên nhân được nam quản lý chỉ ra là do người dân chọn dịch vụ xe đưa đón tận nơi (xe hợp đồng "trá hình" tuyến cố định - PV).

"Xe khách truyền thống hiện không thể cạnh tranh được loại hình xe đưa đón này. Mặc dù giá vé cao hơn từ 50.000 - 100.000 đồng nhưng người dân vẫn lựa chọn vì thuận tiện" - anh Nam nói.

Thực tế, không ít xe hợp đồng hoạt động "trá hình", gom khách lẻ đi một chiều tương tự như hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định tại Hà Nội trong thời gian qua. Điều này gây mất trật tự an toàn giao thông và không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải hành khách.

a
Xe hợp đồng X.E Việt Nam đón khách ở ngã tư Thọ Tháp - Khúc Thừa Dụ. Ảnh: Hữu Chánh

Trưa 31.12, phóng viên gọi vào số tổng đài của nhà xe X.E Việt Nam. Đầu dây bên kia cho biết, từ 5h đến 20h, cứ mỗi tiếng đồng hồ sẽ có chuyến đi từ Hà Nội đến Thái Bình.

"Muốn đón xe chỉ cần gọi điện thoại trước rồi ra số 4 Thọ Tháp, quận Cầu Giấy là có xe đến đón" - nhân viên tổng đài khẳng định.

Có mặt tại văn phòng của nhà xe X.E Việt Nam tại địa chỉ nói trên vào đầu giờ chiều 31.12, phóng viên ghi nhận tình trạng xe "trá hình" hoạt động công khai, rầm rộ, không khác gì một bến xe thu nhỏ.

Hàng chục khách đứng, ngồi, mang hành lý, làm huyên náo cả khu vực. Các loại xe limousine của hãng xe này ra vào liên tục để đón, trả khách.

"Thay vì tốn nhiều thời gian, mất thêm tiền đi xe ôm, taxi đến bến thì đón ở đây tiện hơn bởi chỉ cần gọi điện đặt trước là nhà xe sẵn sàng phục vụ" - bà Lê Thị Thu (quê Thái Bình) nói lý do khi không lựa chọn vào bến mua vé.

Khó xử lý

Theo Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội Cao Văn Hiệp, vấn nạn xe hợp đồng "trá hình" vẫn diễn biến phức tạp.

Theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, xe hợp đồng chỉ cần có hợp đồng, danh sách hành khách là có thể hoạt động trên đường.

Khi thấy lực lượng chức năng kiểm tra, nhà xe vẫn có đầy đủ giấy tờ. Dù lực lượng chức năng biết đó có thể là hợp đồng được lập sau khi xe chạy, hợp đồng gom khách nhưng không thể xử lý được.

Về hành trình, xe khách tuyến cố định phải tuân thủ theo lộ trình bến xe đi và bến xe đến, còn xe hợp đồng chỉ quy định điểm đầu, điểm cuối là tuyến phố, ngõ trong đô thị… nên các nhà xe lách luật bằng cách thay đổi hành trình. Vì vậy, cơ quan chức năng hầu như không thể kiểm soát.

Trong khi đó, theo tổ chức giao thông của thành phố, xe du lịch, xe hợp đồng không bị hạn chế đi vào phố nên thường lợi dụng để dừng đỗ, đón trả khách.

a
Ngành Giao thông gặp khó trước vấn nạn xe hợp đồng "trá hình". Ảnh: Hữu Chánh

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cho rằng, các cơ quan quản lý, trực tiếp là Bộ GTVT cần quy định rõ loại hình xe hợp đồng cho phù hợp thực tế; bổ sung trách nhiệm của chính quyền cấp phường, xã trong quản lý xe “dù”, bến “cóc”, văn phòng đại diện.

"Cục Đường bộ Việt Nam cần sớm cải tiến phần mềm dữ liệu giám sát hành trình, camera gắn trên xe khách để tăng hiệu quả sử dụng dữ liệu, phục vụ quản lý, xử lý vi phạm” - ông Quyền kiến nghị.

HỮU CHÁNH
TIN LIÊN QUAN

Xe hợp đồng chạy ở Hà Nội - hễ dừng kiểm tra là có vi phạm

Tô Thế |

Nhiều ngày theo chân lực lượng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội), PV nhận thấy một điều, hễ dừng kiểm tra ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng (xe hợp đồng) nào cũng ra vi phạm.

Xe hợp đồng ở Hà Nội vi phạm tốc độ hơn 100 lần trong vòng 1 tuần

KHÁNH AN |

Trong vòng 1 tuần (từ 6-12.11.2023), một xe hợp đồng tại Hà Nội vi phạm tốc độ tới 104 lần.

Xe tuyến cố định đội lốt xe hợp đồng ngang nhiên hoạt động

Hiếu Anh - Hải Đăng |

Nhiều xe dán nhãn là “hợp đồng” nhưng thực chất là xe chạy tuyến cố định. Các xe này không chịu vào bến mà chạy len lỏi khắp các con đường Hà Nội đón khách. Điều này tiềm ẩn mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.