8 triệu TEUs hàng hóa được thông qua cảng biển Việt Nam trong 4 tháng

Vũ Long |

Trong 4 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt khoảng 8 triệu TEUs, tăng 2%. Logistics Việt Nam đang có xu hướng phát triển tốt.

Vận tải hàng hóa qua cảng biển tăng

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt khoảng 8 triệu TEUs (TEU - viết tắt của từ twenty-foot equivalent unit, là đơn vị đo tương đương 20 feet (ft); thuật ngữ TEUs được làm căn cứ tương đương cho một container tiêu chuẩn ứng với chiều dài là 20ft × chiều rộng 8ft × chiều cao 8,5ft), tăng 2%, hàng container nhập khẩu có tỉ lệ tăng mạnh nhất với hơn 2,8 triệu TEUs, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng tháng 4.2022, tổng khối lượng qua cảng biển ước khảng 59 triệu tấn, tăng 3%. Mặt hàng container ước khoảng 2 triệu TEUs, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.

Trước đó, thống kê của Cục Hàng hải cho thấy, một số khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua tăng như khu vực Quảng Ninh tăng 11%, khu vực Quảng Nam tăng 19%, khu vực Đồng Nai tăng 8%, khu vực Thanh Hóa tăng 6% (từ 9,5 triệu tấn lên 10,1 triệu tấn).

Tuy nhiên, bên cạnh đó một số khu vực cảng biển có lượng hàng giảm mạnh như khu vực Bình Thuận giảm 13%, khu vực Cần Thơ giảm 12%, khu vực Nghệ An giảm 7%, khu vực Hà Tĩnh giảm 4%, khu vực cảng biển lớn Vũng Tàu giảm nhẹ 3%.

Phát triển logistics góp phần tăng trưởng kinh tế

Theo Bộ Công Thương, ngành vận tải biển của Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Để phát triển logistics trong giai đoạn hội nhập, mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 552/QĐ-BGTVT bổ sung 10 bến cảng mới vào danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam, bao gồm:

Bến cảng Nosco thuộc cảng biển Quảng Ninh; bến cảng tổng hợp Long Sơn thuộc cảng biển Nghi Sơn; bến cảng Xăng dầu Hải Hà-Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị); bến cảng Dầu khí quốc tế Pacific Petro (tỉnhTiền Giang); bến cảng Tân cảng Giao Long (tỉnh Bến Tre); bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 2 (tỉnh Trà Vinh); bến cảng Cái Mép Gemadept-Terminal Link và bến cảng Tổng hợp Cái Mép (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu); bến cảng VIMC Đình Vũ và bến cảng chuyên dùng FGG (TP. Hải Phòng).

Như vậy, với 10 bến cảng được bổ sung, đến nay Việt Nam có 296 bến cảng biển. Địa phương có cảng biển với số bến cảng lớn là Hải Phòng (52 bến), Vũng Tàu (48 bến)… Hệ thống cảng biển của Việt Nam đang phát huy vai trò lớn trong hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

Theo ông Trương Tấn Lộc - Giám đốc Marketing - Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, để triển khai nhóm các giải pháp về phát triển hạ tầng logistics, cần tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện qui hoạch tổng thể hệ thống cảng cạn, ICD Việt Nam thời kỳ 2021–2030; rà soát, bổ sung, hoàn thiện qui hoạch tổng thể và chi tiết hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước. Trong đó, cần nhanh chóng triển khai các dự án giao thông đường bộ, cụ thể đường vành đai 3, vành đai 4, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, nâng cấp đường cao tốc TPHCM – Long Thành. Đặc biệt, Chính phủ cần xây dựng cơ chế phát triển logistics xanh theo định hướng cắt giảm tỉ trọng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên 1km vận tải; có cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp về việc giảm các loại thuế…

Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22.2.2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14.2.2017 về việc phê duyệt kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã đặt mục tiêu: “Đến năm 2025, tỉ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỉ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI (chỉ số hoạt động logistics-PV) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Quyết định 221/QĐ-TTg cũng đặt ra 6 nhóm nhiệm vụ chính mà các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội cần thực hiện để đạt được mục tiêu nêu trên. Trong đó, đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Đầu tư phát triển logistics, tạo "lực đẩy" cho tăng trưởng kinh tế

Vũ Long |

Xác định phát triển logistics là giải pháp tích cực để tăng trưởng xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng, dịch vụ logistics.

Đưa đóng góp của logistics vào tăng trưởng GDP ở mức 4,5% trong năm 2022

Vũ Long |

Với sự tích cực phối hợp, triển khai của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, ngành logistics Việt Nam đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Việt Nam và Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển logistics

Vũ Long |

Việt Nam và Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực logistics nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực trong lĩnh vực này.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.