Bộ trưởng Công Thương: Tạm dừng không có nghĩa huỷ bỏ xây dựng điện hạt nhân

Nhóm PV |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, việc tạm dừng quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận không đồng nghĩa với huỷ bỏ xây dựng nhà máy điện hạt nhân và không có cơ sở để huỷ bỏ quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Tạm dừng không có nghĩa là huỷ bỏ

Tại phiên thảo luận trước Quốc hội ngày 30.5, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận - cho rằng, cần sớm có ý kiến chính thức về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm sơ kết các Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ, giải quyết những vấn đề cụ thể, sớm giải quyết các quyết định của Bộ Công Thương về phê duyệt địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận để có cơ sở phê duyệt, triển khai đề án, có định hướng cho tỉnh Ninh Thuận kêu gọi đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TPHCM) đề nghị Quốc hội giải quyết dứt điểm việc này và đề nghị xoá bỏ quy hoạch điện hạt nhân Ninh Thuận, đồng thời tạo ra một quy hoạch mới cho Ninh Thuận để trở thành một vùng du lịch sinh thái, có chuyển động về kinh tế và cuộc sống được nâng lên bằng quy hoạch mới.

Trả lời Quốc hội về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, các cấp có thẩm quyền và Quốc hội đã biểu quyết tạm dừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.

Song, việc tạm dừng này không đồng nghĩa với huỷ bỏ xây dựng nhà máy điện hạt nhân; không có cơ sở để huỷ bỏ quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

"Địa điểm này đã được các đối tác của chúng ta, ngành Công Thương và các ngành có liên quan nghiên cứu rất kỹ, thấy rằng Ninh Thuận là địa điểm phù hợp nhất cho việc phát triển điện hạt nhân, không có địa điểm nào phù hợp hơn" - ông Diên nói.

Theo ông Diên, việc có xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay không thuộc thẩm quyền của Quốc hội, nhưng Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ và lãnh đạo các cấp rằng, thế giới hiện nay cũng đã phải quay lại phát triển điện hạt nhân, thực hiện các cam kết ở Hội nghị COP 26 - là phải phát triển năng lượng sạch, khai thác năng lượng mặt trời, điện gió.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Quochoi
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Quochoi

Ông Diên cho rằng, để khai thác được các nguồn năng lượng tái tạo này, nhất thiết phải có nguồn điện nền ổn định, mà điện nền hiện nay chỉ có điện than và thuỷ điện. Trong khi điện than không còn điều kiện để phát triển, còn thuỷ điện cũng đã hết dư địa phát triển.

Vì vậy, trong tương lai, nếu chúng ta buộc phải thực hiện những gì đã cam kết ở COP 26, thì phải phát triển rất mạnh năng lượng tái tạo và đến một lúc nào đó cần tính toán phát triển điện hạt nhân làm nguồn điện chạy nền ổn định.

Ông Diên dẫn chứng, Hoa Kỳ và Đức - hai quốc gia đã từng giảm phát triển điện hạt nhân, nhưng đến giờ phải xây dựng lộ trình phát triển mạnh hơn điện hạt nhân.

Vì vậy, người đứng đầu ngành Công Thương cho rằng, Bộ Công Thương kiên trì kiến nghị với Chính phủ và Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về quy hoạch địa điểm phát triển điện hạt nhân ở Ninh Thuận, rằng "chưa xem xét đến việc huỷ bỏ quy hoạch địa điểm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, chờ đến khi nào các cấp có thẩm quyền quyết định có tiếp tục hay không việc phát triển nhà máy điện hạt nhân thì mới xem xét đến yếu tố đó".

Khả thi khi làm điện hạt nhân

Bên hành lang Quốc hội, trao đổi với phóng viên Lao Động, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, Ủy viên Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội - cho hay, để đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng, cần xem xét nhiều yếu tố và phải phù hợp với lộ trình phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Để phù hợp với lộ trình này, ông Hà Sỹ Đồng cho biết, hiện Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời. Nhưng các loại năng lượng mới này có một vấn đề là giá cao, phải bỏ ra ngân sách rất lớn để đầu tư hệ thống truyền tải.

Còn về điện hạt nhân, Quốc hội khoá VIII đã quyết định dừng thực hiện loại năng lượng này ở Ninh Thuận. Việc dừng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, theo ông Hà Sỹ Đồng, "rất phù hợp, bởi để dồn lực cho các dự án trọng điểm khác, đồng thời phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu, không an toàn thì không làm".

Gần đây, kiến nghị khởi động lại điện hạt nhân được giới chuyên gia, nhà khoa học nêu tại nhiều diễn đàn về năng lượng. Theo họ, nếu phát triển điện hạt nhân sau năm 2030 mới có thể hiện thực hoá mục tiêu "net zero" vào năm 2050 theo cam kết của Thủ tướng tại COP26.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, việc Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vừa đề xuất làm điện hạt nhân sau năm 2040, điều này có tính khả thi và phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước.

"Khả thi là bởi nước ta có tốc độ phát triển và nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật tốt, học hỏi kinh nghiệm quốc tế từ các quốc gia đầu tư điện hạt nhân. Tôi đồng tình, ủng hộ thực hiện dự án điện hạt nhân sau năm 2040" - ông Đồng nói.

Khi được hỏi về công suất cho nhà máy điện hạt nhân bao nhiêu là phù hợp, ông Hà Sỹ Đồng cho rằng, thời điểm này, chưa thể nói về công suất của nhà máy điện hạt nhân. "Phải có tính toán về nhu cầu, cũng như địa hình, địa lý. Đảm bảo các điều kiện phù hợp về môi trường và an toàn cuộc sống lâu dài cho người dân, bền vững cả 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường".

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất phát triển điện hạt nhân, Đại biểu Quốc hội nói "rất khả thi"

Nhóm PV |

Để giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, ở giai đoạn phát triển năng lượng tiếp theo, Việt Nam cần nghiên cứu điện hạt nhân, theo Ủy ban Kinh tế đánh giá. Đại biểu Quốc hội cũng cho rằng "khả thi" khi phát triển điện hạt nhân sau năm 2040.

Giám sát dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Hữu Long |

Ninh Thuận - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Hội nghị báo cáo kết quả giám sát việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Những điều cần biết về nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraina

Thanh Hà |

Ngày 4.3, Ukraina xác nhận các lực lượng Nga giành quyền kiểm soát nhà máy Zaporizhzhia, một trong những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Châu Âu.

Đường dẫn cao tốc TPHCM - Long Thành sắp thoát cảnh kẹt xe

MINH QUÂN |

TPHCM chi gần 1.000 tỉ đồng mở rộng đường dẫn cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây từ 4 lên 8 làn xe, với kế hoạch khởi công năm 2025 và hoàn thành năm 2026.

Có thể nâng ngưỡng miễn thuế trong Dự thảo Luật thuế GTGT

Minh Ánh |

Hiện ngưỡng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh đang được xem xét nên là dưới 200 hay 300 triệu đồng/năm.

Trương Mỹ Lan xin tòa trả lại bộ kim cương và 2 túi Hermes

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, bị cáo Trương Mỹ Lan xin tòa trả lại một bộ trang sức kim cương hơn 30 carat và 2 túi xách Hermes bạch tạng.

Giá vàng nhẫn một đường bứt phá từ đầu năm 2024 đến nay

Phương Anh |

Từ đầu năm 2024 đến nay, thị trường vàng có nhiều biến động mạnh. Giá vàng nhẫn liên tục lập những kỷ lục mới, giá vàng miếng cũng liên tục “nhảy múa”.

Dự kiến thu hồi 4.200m2 bán đảo hồ Đống Đa

KHÁNH AN |

Hà Nội - Quận Đống Đa dự kiến thu hồi 4.200m2 bán đảo hồ Đống Đa để tạo không gian công cộng, xây dựng biểu tượng, làm quảng trường và trồng cây xanh.

Đề xuất phát triển điện hạt nhân, Đại biểu Quốc hội nói "rất khả thi"

Nhóm PV |

Để giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, ở giai đoạn phát triển năng lượng tiếp theo, Việt Nam cần nghiên cứu điện hạt nhân, theo Ủy ban Kinh tế đánh giá. Đại biểu Quốc hội cũng cho rằng "khả thi" khi phát triển điện hạt nhân sau năm 2040.

Giám sát dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Hữu Long |

Ninh Thuận - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Hội nghị báo cáo kết quả giám sát việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Những điều cần biết về nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraina

Thanh Hà |

Ngày 4.3, Ukraina xác nhận các lực lượng Nga giành quyền kiểm soát nhà máy Zaporizhzhia, một trong những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Châu Âu.