Cải thiện môi trường kinh doanh hướng tới Việt Nam phát triển, thu nhập cao

Đức Mạnh |

Trong ngày đầu xuân năm mới Tết Giáp Thìn 2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có cuộc trao đổi với báo chí về những triển vọng của kinh tế Việt Nam. Bộ trưởng cho biết những kết quả quan trọng của năm 2023 đã góp phần nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ, cải thiện rõ nét các yếu tố nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững của đất nước trong tương lai.

Năm 2024, nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam được dự báo đối mặt với nhiều khó khăn, diễn biến khó lường. Xin Bộ trưởng cho biết các động lực và giải pháp để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi trong 2024?

- Để hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển 5 năm 2021 - 2025, các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Tập trung vào 3 động lực tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng cũ và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới. Chủ động tham mưu, ban hành và thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp, chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại... để hỗ trợ doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh. Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu trong nước...

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật. Đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống đường cao tốc, cảng hàng không, bến cảng, hạ tầng đô thị, hạ tầng liên vùng, hạ tầng số, hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục…

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Xây dựng và triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, trong đó tập trung đào tạo 50 - 100 nghìn nhân lực trong giai đoạn 2025 - 2030.

Ảnh: Đền Phú
Tập trung xây dựng và triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030. Ảnh: Đền Phú

Thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, sức cạnh tranh. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Thực hiện đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế. Khẩn trương cụ thể hóa kết quả làm việc của lãnh đạo cấp cao với các đối tác, những thắng lợi trong công tác đối ngoại, ngoại giao kinh tế năm 2023…

Thưa Bộ trưởng, Việt Nam đang thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực để đạt mục tiêu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Bộ trưởng có thể chia sẻ về việc chúng ta cần hiện thực hóa tầm nhìn này như thế nào?

- Trước hết, cần khẳng định mục tiêu phát triển của đất nước đến năm 2030 và đến năm 2045 là đầy tham vọng, rất khó khăn, nhiều thách thức. Nhưng cũng cần khẳng định rằng, mục tiêu này không phải không khả thi, hoàn toàn có thể đạt được nếu chúng ta thực hiện thành công 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực.

Trong 3 đột phá nêu trên, đột phá thể chế là đột phá đầu tiên và cũng là đột phá quan trọng nhất bởi đột phá này làm nền tảng và tiền đề cho các đột phá khác thành công. Để hiện thực hóa đột phá về thể chế, đầu tiên và quan trọng nhất là cần phải tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng thể chế phải theo kịp và đáp ứng yêu cầu của thời đại. Có tính chủ động, có tính khoa học, thực tiễn và có tầm nhìn dài hạn và toàn cục.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh 3 đột phá chiến lược được Đảng, Nhà nước quyết tâm, nỗ lực thực hiện trong bối cảnh này là rất đúng và trúng. Ảnh: MPI
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh 3 đột phá chiến lược được Đảng, Nhà nước quyết tâm, nỗ lực thực hiện trong bối cảnh này là rất đúng và trúng. Ảnh: MPI

Ngoài ra, nội dung về môi trường đầu tư kinh doanh cũng luôn cần được chú ý trong bối cảnh mới, luôn chứa đựng nhiều yếu tố bất định, rủi ro luôn đi kèm với cơ hội.

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của nền kinh tế tri thức và chuyển đổi số, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Đảng ta đã xác định phát triển đồng bộ và hiện đại kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ lâu dài, cần phải có lộ trình phù hợp với sự phát triển chung của toàn nền kinh tế. Trong thời gian tới, tiếp tục xác định phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong những đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021 - 2030, nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, khắc phục điểm nghẽn, để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế Việt Nam - hình bóng một con rồng ở khu vực châu Á

Hoàng Lâm |

Tại cuộc gặp mặt đại diện các nhà tài trợ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp tục khẳng định: “Trong đường lối phát triển đất nước, Việt Nam dựa vào 3 trụ cột là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuyên suốt quá trình này, Việt Nam không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực của sự phát triển”.

Năm 2024 - đón bước ngoặt quan trọng với kinh tế Việt Nam

Đức Mạnh - Tuyết Lan |

2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn nước rút, giai đoạn tăng tốc trong thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Đồng thời chuẩn bị nền tảng để đón nhận thời cơ, vận hội mới...

Lợi thế riêng sẽ giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực hơn năm 2024

Đức Mạnh (thực hiện) |

Năm 2024, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức trong nước và quốc tế vẫn dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng khá hơn năm nay. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương về những kỳ vọng trong năm 2024 sắp tới.

Bí thư huyện bức xúc về việc 300 sổ đỏ của dân bị thu hồi

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc tham mưu UBND huyện thu hồi 300 sổ đỏ của người dân, Bí thư Huyện ủy Phù Mỹ cho rằng, đây là vấn đề gây bất ổn trong xã hội.

Khởi tố, bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an Quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành.

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Kinh tế Việt Nam - hình bóng một con rồng ở khu vực châu Á

Hoàng Lâm |

Tại cuộc gặp mặt đại diện các nhà tài trợ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp tục khẳng định: “Trong đường lối phát triển đất nước, Việt Nam dựa vào 3 trụ cột là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuyên suốt quá trình này, Việt Nam không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực của sự phát triển”.

Năm 2024 - đón bước ngoặt quan trọng với kinh tế Việt Nam

Đức Mạnh - Tuyết Lan |

2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn nước rút, giai đoạn tăng tốc trong thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Đồng thời chuẩn bị nền tảng để đón nhận thời cơ, vận hội mới...

Lợi thế riêng sẽ giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực hơn năm 2024

Đức Mạnh (thực hiện) |

Năm 2024, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức trong nước và quốc tế vẫn dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng khá hơn năm nay. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương về những kỳ vọng trong năm 2024 sắp tới.