Ngân hàng có rất nhiều điểm mạnh: Giữ tiền an toàn, có thể cho vay, giúp các công ty giao dịch… Song, các ngân hàng vẫn đang chậm chân trong cuộc chiến công nghệ.
Các công ty công nghệ tài chính (hay còn gọi là Fintech) được các ngân hàng coi là mối đe dọa cạnh tranh tệp khách hàng, thu hút nhân tài công nghệ, tranh giành thị phần và quan trọng nhất là ảnh hưởng tới lợi nhuận.
CEO ngân hàng lớn nhất nước Mỹ JP Morgan và cũng là “anh cả làng bank” của Phố Wall - Jamie Dimon nói: “Sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt, không khoan nhượng trong 10 năm tới. Tôi hy vọng sẽ giành chiến thắng”. Dimon còn thề sẽ “tiêu bất cứ thứ gì chúng ta phải chi”.
Sốc văn hoá
Được ngân hàng mua lại có vẻ là viễn cảnh trong mơ đối với một doanh nghiệp Fintech. Thế nhưng, mọi thứ đã nhanh chóng trở thành ác mộng.
Robert Ruark - Giám đốc của KPMG, một công ty tư vấn đã làm việc với ngân hàng trong vụ mua lại - cho biết mâu thuẫn bắt đầu khởi nguồn từ văn hóa làm việc.
Cụ thể, nhóm Fintech nhận thấy tốc độ kinh doanh tại ngân hàng rất chậm và gánh nặng pháp lý rất nặng nề.
Báo cáo cho biết: “Các ngân hàng lớn và lâu đời được quản lý chặt chẽ, tính quan liêu cao, tụt hậu về công nghệ và tập trung vào các cổ đông. Ngược lại, Fintech thì tự chủ, tinh gọn, có tính kinh doanh, ít bị quản lý và có công nghệ tiên tiến. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi văn hóa liên tục được coi là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại cho sự kết hợp giữa ngân hàng và Fintech”.
Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ là một ví dụ gần nhất khi đã gây chú ý với kế hoạch mua lại ứng dụng đầu tư tự động Wealthfront với giá 1,4 tỉ USD vào đầu năm 2022. Song, thỏa thuận này đã bị hủy bỏ chưa đầy 8 tháng sau đó trong một động thái cho thấy căng thẳng nội bộ về nỗ lực số hóa.
Sốc văn hóa
Được ngân hàng mua lại có vẻ là viễn cảnh trong mơ đối với một doanh nghiệp Fintech. Thế nhưng, mọi thứ đã nhanh chóng trở thành ác mộng.
Robert Ruark, giám đốc của KPMG, một công ty tư vấn đã làm việc với ngân hàng trong vụ mua lại, cho biết mâu thuẫn bắt đầu khởi nguồn từ văn hóa làm việc.
Cụ thể, nhóm Fintech nhận thấy tốc độ kinh doanh tại ngân hàng rất chậm và gánh nặng pháp lý rất nặng nề.
Báo cáo cho biết: “Các ngân hàng lớn và lâu đời được quản lý chặt chẽ, tính quan liêu cao, tụt hậu về công nghệ và tập trung vào các cổ đông. Ngược lại, Fintech thì tự chủ, tinh gọn, có tính kinh doanh, ít bị quản lý và có công nghệ tiên tiến. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi văn hóa liên tục được coi là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại cho sự kết hợp giữa ngân hàng và Fintech”.
Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ là một ví dụ gần nhất khi đã gây chú ý với kế hoạch mua lại ứng dụng đầu tư tự động Wealthfront với giá 1,4 tỉ USD vào đầu năm 2022. Song, thỏa thuận này đã bị hủy bỏ chưa đầy 8 tháng sau đó trong một động thái cho thấy căng thẳng nội bộ về nỗ lực số hóa.
Sự thừa nhận tầm quan trọng của công nghệ
Những người đã nghiên cứu hoặc chứng kiến cuộc chiến giữa ngân hàng và Fintech đều đồng ý rằng, các ngân hàng vẫn chưa đạt được điều họ muốn sau ngần ấy năm ném tiền và nguồn lực để đánh bại fintech. Các chuyên gia đã chỉ ra các vấn đề mang tính nội tại và cốt lõi tại các ngân hàng, chính là văn hóa: không coi trọng các kỹ thuật viên, quá quan liêu trong các quy trình, thiếu tính linh hoạt trong công việc. Yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến các ngân hàng mà không nằm trong tầm kiểm soát của họ, là gánh nặng từ quy định của chính phủ.
Dù sẵn có tiền, sự thông minh và ý chí để đánh bại Fintech, nhưng các ngân hàng còn thiếu một mảnh ghép cuối là cho phép giới công nghệ phát triển. Tại các ngân hàng, mảng công nghệ không được công nhận hoặc có quyền ra quyết định. Những lập trình viên làm việc cho các ngân hàng lớn cho biết, họ cảm thấy bị đánh giá thấp so với các nhân viên ngân hàng đầu tư, thương nhân và các nhân viên ngân hàng khác.
Những người ở “tuyến đầu”
Vẫn có một nhận thức trong các ngân hàng rằng, khía cạnh công nghệ gần như đứng thứ hai sau khía cạnh kinh doanh. Ví dụ, Goldman Sachs thừa nhận hiện đang cố gắng khuyến khích các nhân viên công nghệ “cảm thấy như họ đang ở tuyến đầu của doanh nghiệp”.
Công nghệ vẫn không phải là “diễn viên chính” mà chỉ là kép phụ. Nhiều nhân viên công nghệ cũng có thể cảm thấy ngột ngạt từ văn hóa ở chính các ngân hàng tầm trung. Gánh nặng pháp lý nặng nề và kiểm soát rủi ro, có nghĩa là đẩy lùi các đặc tính công nghệ được xác định bởi phương châm “di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ” của Mark Zuckerberg. Không ít người cũng bất lực trong việc đổi mới lịch làm việc sao cho linh hoạt nhất có thể, do công việc đơn giản là viết mã trên máy tính. Việc cố định chỗ làm việc được cho gần như vô nghĩa.
“Ở Bank of America hoặc JP Morgan Chase, bạn sẽ thấy tính quan liêu luôn bao trùm, bởi vì nó lớn gấp hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn lần so với fintech” - GS Michael Roberts (Đại học Pennsylvania) nói.