Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động gì đến Việt Nam?

L.H |

Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo về số liệu kinh tế 9 tháng năm 2018 về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tới kinh tế Việt Nam, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - ông Nguyễn Bích Lâm đưa ra những nhận định đáng chú ý.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng trở nên căng thẳng khi Tổng thống Mỹ Donal Trump nâng số lượng hàng hoá bị áp thuế trị giá 200 tỉ USD. Về lâu dài, nếu cuộc chiến tranh thương mại này kéo dài và mở rộng với nhiều chủng loại hàng hóa sẽ tác động lớn tới Việt Nam, bởi Việt Nam cũng đang tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Tuy nhiên “trong giai đoạn ngắn hạn và quy mô không mở rộng, Việt Nam bị tác động rất ít. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không mấy ảnh hưởng”, ông Lâm cho biết.

Hiện Mỹ coi Việt Nam như là một đối tượng đang khiến cho họ chịu thiệt thòi. Hiện Việt Nam là nước đứng thứ 12 về quy mô xuất khẩu, thứ 5 về quy mô thương mại với Hoa Kỳ, và đang có thặng dư thương mại.

“Với chính sách gia tăng bảo hộ, rủi ro lớn nhất là các rào cản về thuế, kỹ thuật đối với các nước đang có thặng dư thương mại với Mỹ”, ông Lâm nhấn mạnh.

Như vậy, ông cho biết, không loại trừ khả năng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ như dệt may, điện tử, điện thoại có thể là đối tượng bị nhắm đến trong thời gian tới.

Ông Lâm cho rằng, xung đột thương mại Mỹ - Trung sẽ đẩy nhiều nhà đầu tư trong đó có cả nhà đầu tư Trung Quốc với dòng vốn của họ ra khỏi thị trường hơn 1 tỉ dân. Việt Nam với nhiều yếu tố hấp dẫn về môi trường đầu tư, địa lý, hẳn nhiên sẽ trở thành điểm đến ưng ý. Tuy nhiên, điều này cũng chứa những lo ngại. Việt Nam có nguy cơ trở thành nơi tập kết cho các công nghệ lạc hậu, ô nhiễm, quy mô nhỏ từ dịch chuyển từ Trung Quốc.

“Tuy nhiên, có điểm không thuận lợi là những dự án đầu công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường, những dự án có quy mô nhỏ sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc. Chúng ta phải làm sao để ngăn chặn điều này. Hiện nay quy mô dự án FDI vào Việt Nam có quy mô ngày càng nhỏ, nhiều dự án vốn đầu tư khoảng 1 triệu USD. Thời gian tới cần sàng lọc kỹ hơn dòng vốn FDI”, ông Lâm nhấn mạnh.

Đại diện lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho biết, đang lo ngại về rủi ro về gian lận thương mại khi hàng Trung Quốc tìm cách núp bóng hàng Việt Nam.

Ông Lâm cho rằng, với chiến lược kìm hãm Trung Quốc của Mỹ khi đánh vào nhóm mặt hàng công nghệ cao, nếu Việt Nam tìm cách khai thác được, đấy sẽ là cơ hội lớn.

“Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung cũng như của một số nước lớn sẽ tạo động lực mạnh hơn trong triển khai liên kết kinh tế, đầu tư đa phương, đẩy mạnh hợp tác, đa phương hóa trong tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam. Trong nhiều phiên họp gần đây, Chính phủ cũng đang kêu gọi đẩy mạnh mở rộng, tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp, để tiêu thụ các sản phẩm của Việt Nam”, ông Nguyễn Bích Lâm cho biết.

Bên cạnh đó, với xu hướng hợp tác đa phương sẽ thúc đẩy ký kết và triển khai Hiệp định CPTPP nhanh, điều này sẽ có lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là thương mại của Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam có cơ hội thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chúng ta có thế mạnh cạnh tranh vào Mỹ, thay thế Trung Quốc.

L.H
TIN LIÊN QUAN

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bao giờ chấm dứt?

đức thành |

Nhiều chuyên gia đánh giá diễn biến cuộc chiến thương mại này sẽ còn tiếp tục leo thang bởi hai bên đều trong trạng thái “ăn miếng trả miếng” và chưa bên nào thực sự thể hiện sự nhượng bộ cần thiết, nhằm “giảm nhiệt” căng thẳng.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang: Cuộc chiến thương mại có nguy cơ trở thành chiến tranh tiền tệ?

lan hương |

Các chuyên gia đưa ra nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang lên mức cao. Trong đó, nguyên nhân sâu xa và cốt lõi theo nhiều chuyên gia có thể xuất phát từ việc Chính quyền Mỹ muốn kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc cả về mặt kinh tế lẫn địa chính trị. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không che giấu tham vọng thực hiện "Giấc mộng Trung Hoa" mang tên “Made in China 2025”, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc số 1 thế giới. Và Mỹ đương nhiên sẽ không bao giờ chấp nhận việc quốc gia khác vượt lên mình. 

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể hạ nhiệt vào tháng 11.2018?

Đức Thành |

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ vẫn tiếp tục leo thang. Đó là nhận định chung của các chuyên gia kinh tế khi đánh giá thực trạng đối đầu thương mại giữa hai quốc gia này. Vấn đề là cuộc chiến sẽ kéo dài tới khi nào?

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.