"Đại bàng" bán dẫn từ Mỹ muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Đức Mạnh |

Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ nhận thấy những cơ hội đáng kinh ngạc để Việt Nam phát triển trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu. Nhiều công ty từ Mỹ đã có những khoản đầu tư đáng kể và tăng lên vào Việt Nam như Intel, Marvell, Synopsys, Qualcomm, Ampere...

"Cơ hội đáng kinh ngạc"

"Chúng tôi nhận thấy những cơ hội đáng kinh ngạc để Việt Nam phát triển dấu ấn của mình trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu" - ông John Neuffer - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ - đưa ra nhận định tại tọa đàm "Sự sẵn sàng cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam" diễn ra vào hôm nay (7.12).

Dẫn chứng cụ thể, ông John Neuffer cho biết nhiều công ty có những khoản đầu tư đáng kể và tăng lên vào Việt Nam như Intel, Marvell, Synopsys, Qualcomm, Ampere... Cách đây vài tháng, Amkor mở cơ sở mới tại Bắc Ninh. Đầu tháng 5 năm nay, Marvell tuyên bố sẽ thành lập trung tâm R&D lớn nhất thế giới tại TP.HCM. Intel từ năm 2006 đã đầu tư hơn 1,5 tỉ USD vào Việt Nam và đang bắt đầu giai đoạn thứ hai mở rộng hoạt động ATM...

Ảnh: MPI
Ông John Neuffer - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ. Ảnh: MPI

Cũng tại sự kiện, các doanh nghiệp lớn từ Mỹ đã thông báo kế hoạch đầu tư mới và những đề xuất phát triển tại Việt Nam. Về phía Intel, bà Sara Kemp - Phó chủ tịch Tập đoàn Intel - nhấn mạnh thuế là điều mà Intel cân nhắc khi Việt Nam tiến sâu và chuỗi R&D toàn cầu.

Theo đại diện Qualcomm, doanh nghiệp đã hợp tác với các đối tác Việt Nam khoảng 20 năm trong suốt quá trình chuyển đổi số. Qualcomm đã thành lập trung tâm R&D tại Hà Nội - đây cũng là trung tâm đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á nhằm hỗ trợ đối tác ở Việt Nam và các quốc gia khác. Đơn vị này nhận thấy việc triển khai kết cấu hạ tầng và triển khai 5G là quan trọng trong việc phát triển ngành

Ông Lê Quang Đạm - Tổng Giám đốc Marvell Việt Nam - cho biết trong suốt 10 năm qua, công ty có cam kết rất rõ trong 3 - 5 năm tới để phát triển nhân lực thông qua hợp tác với các trường Đại học, viện nghiên cứu cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam.

"Bảo hộ trí tuệ sáng tạo, hành lang pháp lý là yếu tố quan trọng để công ty có thể đầu tư tại Việt Nam. Công ty mong đợi có thể hợp tác với các công ty thành viên, các bộ ngành ở đây để phát triển ngành bán dẫn Việt Nam" - ông Đạm đề xuất.

Trong khi đó, đại diện từ Infineon nhận thấy thực tế đang có sự khó khăn trong phát triển nguồn nhân sự chất lượng cao. Vì thế Infineon thể hiện mong muốn phối hợp với các doanh nghiệp, trường đại học tại Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn Việt Nam. Bên cạnh đó nhờ sự phối hợp chặt chẽ với cơ sở tại Singapore nên sinh viên tại Việt Nam sẽ có cơ hội học tập và phát triển tại quốc gia này.

Ảnh: MPI
Tọa đàm "Sự sẵn sàng cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Ảnh: MPI

Việt Nam tích cực chuẩn bị

Để triển khai nội dung hợp tác phát triển ngành bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Việt Nam đã tích cực chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Hoa Kỳ.

Có thể kể ra như từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư. Hoàn thiện cơ chế một cửa giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư thông qua các Ban quản lý khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu kinh tế tại các địa phương. Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn với mục tiêu đào tạo, phát triển 50.000 nhân lực cho ngành đến năm 2030.

Ảnh: MPI
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tin tưởng Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ và các doanh nghiệp thành viên sẽ nhận được nhiều thông tin để sớm có các phương án hợp tác, đầu tư vào Việt Nam. Ảnh: MPI

Việt Nam cũng đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cùng với 3 khu công nghệ cao tại TP.HCM, Hòa Lạc và Đà Nẵng. Đồng thời, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điện VIII và thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về các công trình trọng điểm ngành năng lượng với mục tiêu cung cấp điện ổn định, bền vững phục vụ các dự án đầu tư. Đặc biệt là các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và ngành bán dẫn...

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Thách thức trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn

Đức Mạnh |

Công nghiệp bán dẫn là một lĩnh vực khó cả trong đào tạo lẫn thu hút sinh viên tham gia học tập. Số lượng nhân lực vẫn thiếu hụt dù đã có nhiều bước tiến lớn trong công tác kêu gọi, thu hút vốn đầu tư và các thiết bị chuyển giao khoa học - công nghệ.

Hết quỹ đất, Đà Nẵng muốn phát triển phải chọn công nghệ cao, chip bán dẫn

THÙY TRANG |

Với quỹ đất đang dần hạn hẹp thì công nghệ cao, trong đó có công nghệ chip bán dẫn là lựa chọn sẽ giúp TP Đà Nẵng có bước phát triển mới trong tương lai.

4 thách thức lớn nhất trong đào tạo sinh viên học ngành chip bán dẫn

Đức Mạnh |

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, khác với các ngành khác, sinh viên học bán dẫn sẽ như một người đứng sau khi thiết kế các vi mạch, sau đó cần thời gian dài để đúc thành con chip và triển khai ra bên ngoài.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.