Đảm bảo an ninh lương thực, phải giữ ổn định 3,5 triệu hecta đất lúa

Vũ Long |

Nghị quyết của Chính phủ đã yêu cầu ổn định 3,5 triệu hecta đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh.

Đảm bảo ổn định 3,5 triệu hecta đất trồng lúa

Theo Văn phòng Quốc hội, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021–2025). Nghị quyết xác định mục tiêu là bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Trong nhiều mục tiêu đề ra, Quốc hội yêu cầu đảm bảo ổn định 3,5 triệu hecta đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực, trong đó bao gồm nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Trao đổi với PV Lao Động xung quanh vấn đề an ninh lương thực, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT), ông Nguyễn Như Cường cho biết: Phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

"Việc giữ đất lúa là cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng phải bảo đảm sinh kế, thu nhập cho người trồng lúa, trên cơ sở phát huy nguồn lực của Nhà nước, nhân dân và các thành phần kinh tế. Bảo đảm an ninh lương thực cho người dân trong mọi tình huống là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn xã hội" - ông Nguyễn Như Cường nói.

Theo Bộ NNPTNT, để đảm bảo nguồn cung lương thực, Nghị quyết 34/NQ-CP đã quyết nghị: Để bảo đảm nguồn cung lương thực, cần sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, giữ ổn định 3,5 triệu hecta đất trồng lúa, hàng năm sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa, làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến, dự trữ và xuất khẩu.

Kiểm soát chặt việc chuyển đổi đất trồng lúa

Cũng theo Cục Trồng trọt, mặc dù chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa sang trồng các cây rau màu, cây ăn quả khác có giá trị gia tăng cao hơn, nhưng ngành nông nghiệp vẫn đảm bảo diện tích trồng lúa theo yêu cầu, đặc biệt không để đất nông nghiệp bị chuyển đổi trái phép sang mục đích phi nông nghiệp.

Để đảm bảo an ninh lương thực, tại kỳ họp mới đây, Quốc hội yêu cầu hoàn thiện các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch; cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong phạm vi tối đa 300.000ha đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất trồng lúa, có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp...

Để đảm bảo tính khả thi, Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021–2025) đã yêu cầu sửa đổi Luật Đất đai và pháp luật có liên quan (trong đó có chính sách về tài chính đất đai) để bảo đảm sự đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai...

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh: "Giữ ổn định diện tích đất lúa không chỉ đảm bảo vấn đề an ninh lương thực mà chính là giữ hệ tài nguyên, giá trị đất đai, thổ nhưỡng đặc biệt, hàng triệu năm mới tạo ra được. Khi đã thay đổi tính chất đất này, sẽ không lấy lại được".

*Ngoài diện tích trồng lúa, cần phát triển rau đậu các loại với diện tích 1,2-1,3 triệu hecta và sản lượng 23-24 triệu tấn; cây ăn quả với diện tích 1,3-1,4 triệu hecta và sản lượng 16-17 triệu tấn; sản lượng thịt xẻ các loại 6-6,5 triệu tấn, sữa tươi 2,6 triệu tấn, trứng gia cầm 23 tỉ quả; sản lượng thủy sản 9-10 triệu tấn...

(Trích Nghị quyết 34/BQ-CP)

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Ngày Lương thực thế giới (16.10.2021): Việt Nam đứng top đầu Đông Nam Á về an ninh lương thực

Phong Nguyễn |

Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25.3.2021 của Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết nghị: An ninh lương thực quốc gia phải gắn với cơ cấu lại nền kinh tế. Gắn an ninh lương thực với an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững...

Liên Hợp Quốc cảnh báo 23 quốc gia có nguy cơ mất an ninh lương thực

Nguyễn Hạnh |

Trong một báo cáo ngày 30.7 của Liên Hợp Quốc, 23 điểm nóng về nạn đói dự kiến ​​sẽ xảy ra tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trong 3 tháng tới, Science Times ngày 3.8 đưa tin.

Giảm diện tích trồng lúa nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực

Phong Nguyễn |

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đặt mục tiêu đến năm 2025 giữ diện tích trồng lúa khoảng 3,6-3,7 triệu hecta, nhưng đến năm 2030 giảm còn 3,5 triệu hecta. Điều đáng nói là giảm lượng lúa từ 43 triệu tấn xuống 35 triệu tấn/năm, nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.