ĐBSCL: Lúa hè thu trúng mùa, nông dân phấn khởi

Phấn Đấu |

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nước ta tạm dừng xuất khẩu gạo vào cuối tháng 3 và xuất khẩu cầm chừng lại vào tháng 4.2020. Nhận định vụ hè thu sẽ cho sản lượng cao, Chính phủ đã cho xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ tháng 5. Vụ hè thu đang bắt đầu thu hoạch, đúng như tính toán.

Một quyết định hợp lý, kịp thời

Ngày 23.3, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Bộ Công Thương đề xuất và Chính phủ đã đồng ý cho tạm ngưng xuất khẩu gạo từ ngày 24.3. Hàng trăm nghìn tấn gạo đang trên đường xuống tàu hoặc đã đến các cảng chuẩn bị xuất khẩu cũng phải nằm lại theo lệnh tạm ngưng xuất khẩu.

Qua tháng 4, dù dịch bệnh vẫn còn gay gắt, yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vẫn đặt lên hàng đầu, nhưng cân đối tình hình lương thực trong nước, Chính phủ đã cho xuất khẩu gạo trở lại theo hạn ngạch 400.000 tấn trong tháng 4.2020.

Từ giữa tháng 4, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã có nhiều cuộc khảo sát tình hình sản xuất lúa gạo cũng như nhu cầu tiêu thụ trong nước, khả năng xuất khẩu gạo… Theo đó, vụ đông xuân năm 2020 vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt được sản lượng thóc gạo như dự báo, trừ nhu cầu tiêu thị trong nước, có thể xuất khẩu khoảng 3,2 triệu tấn (tính cả lượng gạo “gối đầu” từ năm trước chuyển qua).

Trong khi đó, vụ lúa hè thu đã xuống giống khoảng 50% diện tích, dự báo sản lượng đạt khoảng 11 triệu tấn thóc. Trong đó, vùng ĐBSCL ước đạt 8,7 triệu tấn. Dự kiến, lượng gạo hàng hóa của vụ hè thu có thể xuất khẩu là khoảng 2,3-2,4 triệu tấn.

Vì vậy, Bộ Công Thương và các bộ, ngành thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ kể từ ngày 1.5.2020 dừng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo bằng hạn ngạch; cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.

Vụ hè thu diễn ra đúng như dự báo

Ngày 29.5, Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả sản xuất vụ lúa hè thu 2020, triển khai kế hoạch vụ thu đông và vụ mùa 2020 ở các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL. Theo số liệu tổng hợp của Cục Trồng trọt, vụ lúa hè thu 2020, các tỉnh Nam bộ gieo trồng hơn 1,6 triệu hécta, sản lượng ước đạt hơn 9,1 triệu tấn, tăng 44.000 tấn so với vụ hè thu 2019. Trong đó, các tỉnh ĐBSCL xuống giống hơn 1,53 triệu hécta, sản lượng ước đạt 8,7 triệu tấn, tăng 31.000 tấn.

Đến cuối tháng 5, diện tích xuống giống sớm đã thu hoạch ở ĐBSCL là trên 50.000ha. Lúa trong giai đoạn trổ - chín khoảng 121.826ha, tập trung tại Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long; làm đòng-trổ khoảng 250.722ha… Dự kiến từ nay đến tháng 9, các tỉnh ĐBSCL sẽ thu hoạch xong vụ hè thu. Qua tính toán, sau khi trừ lượng lúa gạo dùng tiêu thụ trong nước, lượng gạo hàng hóa dành cho xuất khẩu khoảng 2,3-2,5 triệu tấn…

Tại tỉnh Long An, các huyện vùng Đồng Tháp Mười đã bắt đầu thu hoạch vụ lúa hè thu, đạt năng suất cao, giá bán tốt. Ông Lê Thanh Đông - Chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh - cho biết: Vụ lúa hè thu năm 2020, toàn huyện gieo sạ được gần 29.000ha. Đến cuối tháng 5, huyện đã thu hoạch được 17.000ha, năng suất bình quân đạt 7-8 tấn/ha, gần 12.000ha còn lại lúa đang ở giai đoạn trổ chín và đẻ nhánh.

Nông dân Nguyễn Văn Minh (ấp Cây Sao, xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh) sau khi bán hơn 5 tấn lúa hè thu mới thu hoạch phấn khởi cho hay: “Vụ hè thu đạt năng suất cao, giá bán tốt, nông dân lãi khá. Dịch bệnh đã lắng dịu, lúa trúng mùa, bà con nông dân phấn khởi lắm”.

Theo ông Lê Minh Đức - Giám đốc Sở Công Thương Long An, chính việc khơi thông hoạt động xuất khẩu gạo đã giúp cho thị trường trong nước sôi động trở lại, giá bán lúa tốt, nông dân phấn khởi sản xuất.

Phấn Đấu
TIN LIÊN QUAN

Lúa đầu nguồn sông Cửu Long chết vì nhiễm mặn

LỤC TÙNG |

Nạn lúa chết đồng loạt trên diện rộng đã dồn đẩy hàng trăm nhà nông huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) vào thế chân tường khi phát hiện nguyên nhân được bắt đầu từ điều chưa từng xảy ra trong lịch sử: Cây lúa vùng đầu nguồn sông Cửu Long bị chết vì nhiễm mặn...

Giá lúa tăng nhanh khi nông dân không còn để bán

TRẦN LƯU |

Giá lúa được thương lái thu mua tại ruộng ở mức cao chưa từng có. Chỉ có điều, nông dân không còn lúa để bán.

Bỏ lúa, mía trồng cam, nuôi tôm nông dân ĐBSCL thu tiền tỷ mỗi năm

TRẦN LƯU |

Nhiều năm trồng lúa, mía... kém hiệu quả, nông dân các tỉnh, thành ĐBSCL đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất. Những thửa đất nông nghiệp xơ xác ngày nào, giờ đã đổi thay, mang lại sinh kế đủ đầy cho nông dân...

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.