Đón đầu tư FDI sau dịch: Nắm chắc cơ hội, thúc đẩy nền kinh tế bứt tốc

THÔNG CHÍ - CAO NGUYÊN |

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2020 chỉ bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lạc quan nhìn nhận, với nhiều lợi thế hiện hữu, Việt Nam sẽ đón làn “sóng” đầu tư nước ngoài mới mạnh mẽ hơn sau đại dịch COVID-19.

Nhiều lợi thế để bứt phá

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vốn FDI trong quý I chỉ đạt 12,33 tỉ USD, chỉ bằng 84,5% cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, so cùng kỳ năm 2018 tăng tới 52,3%, tăng 16,4% cùng kỳ năm 2017 và tăng 79% cùng kỳ 2016.

Với việc suy giảm so với năm 2019 nhưng vẫn tăng so với các năm trước đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn xem Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế trong kinh doanh. Cụ thể, nhiều chuyên gia kinh tế nhìn nhận, việc Việt Nam sớm ký kết FTA với EU trong khi các nước cạnh tranh chính trong khu vực về thương mại và đầu tư chưa có FTA với EU. Đây được xem là lợi thế lớn để Việt Nam hút dòng tiền đổ vào từ những quốc gia tiên tiến, sở hữu những công nghệ hàng đầu của Châu Âu.

Bên cạnh đó, dịch bệnh sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư xem xét dịch chuyển dòng vốn, dự án FDI từ Trung Quốc và lãnh thổ liên quan (Hồng Kông, Macau…). Dòng vốn này đã dịch chuyển thời gian qua trong  bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Tại một hội thảo về thúc đẩy đầu tư, ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội - cho biết, để phân tán rủi ro, đã có 122 doanh nghiệp Nhật Bản quyết định di dời sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nơi được lựa chọn chuyển đến hàng đầu chính là Việt Nam với 42,3% trong số 122 doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn.

Tuy có nhiều lợi thế, nhưng trao đổi với PV Lao Động, GS  Nguyễn Mại - chuyên gia kinh tế hàng đầu về thu hút vốn FDI - thừa nhận, trong quý I vấn đề lớn nhất không phải thu hút vốn FDI giảm mà chất lượng dòng vốn FDI không đáp ứng được nhu cầu.

Cụ thể, GS Nguyễn Mại cho rằng, nếu trừ đi dự án Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa lỏng Bạc Liêu được đăng ký mới với tổng vốn đầu tư 4 tỉ USD, thì quy mô trung bình chỉ trên 2 triệu USD/dự án - quá nhỏ so với mục tiêu thu hút 10 - 15 triệu USD/dự án. Ngoài ra, ngay trong quý I, Việt Nam hầu như không có những dự án vốn FDI công nghệ cao, những dự án đầu tư công nghệ hiện đại.

“So với các nước trong khu vực và cả toàn cầu, trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng trầm trọng thì hụt mười mấy % thu hút vốn FDI với cùng kỳ năm 2019 không phải quá quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề là chất lượng dòng vốn FDI không cao. Quy mô vốn FDI nhỏ, không có dự án FDI có công nghệ hiện đại là việc cần đặt ra để xem xét nghiêm túc lâu dài” - GS Nguyễn Mại nói.

Làm gì để bứt tốc?

GS Nguyễn Mại cho rằng, Việt Nam đang đứng trước 2 cơ hội lớn là dịch chuyển dòng vốn từ Trung Quốc và những lợi thế về việc sớm ký kết FTA với EU. Dịch bệnh đang diễn ra nhưng đây lại “cơ hội vàng” để Việt Nam bứt tốc thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, để tận dụng lợi thế này thì trước mắt Việt Nam cần giải quyết 3 vấn đề lớn còn tồn đọng.

“Thứ nhất là môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp Châu Âu không chấp nhận chuyện tham nhũng hay bôi trơn. Thứ hai là việc sở hữu trí tuệ. Bản quyền, thương quyền bị xâm hại, hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường làm các doanh nghiệp Châu Âu e ngại. Và cuối cùng là thời gian, các doanh nghiệp Châu Âu họ nắm bắt cơ hội rất nhanh nhưng không thể chờ tới vài năm để cấp phép một dự án. Thời gian quá lâu đồng nghĩa với cơ hội kinh doanh trôi qua” - GS Mại nói.

Trong khi đó, trao đổi với Lao Động, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh - nguyên Trưởng bộ môn Quản trị tài chính quốc tế (Học viện Tài chính) - cho rằng, có 3 lý do chính ở thời điểm này để các nhà đầu tư quốc tế chọn Việt Nam.

Thứ nhất, Việt Nam luôn ổn định nền kinh tế, ổn định chính trị xã hội và đặc biệt là chúng ta đang vượt qua đại dịch COVID-19 rất tốt khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất yên tâm, tạo sự vững vàng. Thứ hai, việc cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam đang được định giá rất tốt và đang lên trên thị trường thế giới. Cụ thể là Việt Nam được nâng bậc xếp hạng về môi trường đầu tư. Thứ ba, trong đại dịch COVID-19 nó tạo ra chuỗi đứt gãy toàn cầu trong chuỗi cung ứng và sản xuất kinh doanh. Từ chuỗi đứt gãy đó khiến các nhà đầu tư xây dựng lại môi trường, đa dạng hóa đầu tư mới. Từ đó, họ chọn môi trường đầu tư ở Việt Nam là hợp lý.

Về giải pháp tăng hiệu quả vốn FDI, PGS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Việt Nam phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính để doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận.

Doanh nghiệp FDI đóng góp vào 20% GDP Việt Nam

Với hơn 38 tỉ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam 2019, Việt Nam thuộc top 3 nước có đầu tư nước ngoài lớn nhất khu vực ASEAN, duy trì ở mức cao tương đương như 2 năm trước đó, với mức bình quân khoảng 3 tỉ USD mỗi tháng.  Hiện nay, doanh nghiệp FDI đóng góp được khoảng 20% GDP của Việt Nam, 1/4 số thu từ thuế, tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp. Các doanh nghiệp FDI cũng đóng góp khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia, trong đó, hơn nửa là từ các mặt hàng điện tử.

THÔNG CHÍ - CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Tiền Giang: Thành lập Công đoàn cơ sở tại công ty vốn đầu tư nước ngoài

Lý Oanh |

Ngày 6.5, Công đoàn Các Khu công nghiệp Tiền Giang tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH Sản phẩm Thể thao Giải trí Best Way Việt Nam tại Khu công nghiệp Long Giang.

Đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng vẫn tăng dù phải chống dịch

Tường Minh |

Một tín hiệu lạc quan cho Đà Nẵng là trong khi vốn đầu tư Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19 thì ngược lại, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lại tăng đến hơn 90% so với cùng kỳ.

Hà Nội dự kiến thu hút 8 tỉ USD đầu tư nước ngoài

Minh Nhung |

Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2019 của Hà Nội dự kiến có thể đạt trên 8 tỉ USD.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắc Ninh bắt kẻ chống đối xử lý vi phạm môi trường Phong Khê

Trần Tuấn |

Công an TP Bắc Ninh đã bắt khẩn cấp kẻ có hành vi chống đối xử lý vi phạm môi trường ở phường Phong Khê.

Bão số 5 Krathon rất mạnh, duy trì cấp siêu bão 24 giờ tới

AN AN |

Trong 24 giờ tới, bão số 5 Krathon vẫn duy trì sức gió mạnh cấp 16 giật trên cấp 17.

Ngư dân Quảng Ngãi nhập viện sau chuyến biển kinh hoàng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Tàu cá của ngư dân hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa nghi bị lực lượng nước ngoài tấn công khiến nhiều người bị thương nặng, phải nhập viện điều trị.

Tiền Giang: Thành lập Công đoàn cơ sở tại công ty vốn đầu tư nước ngoài

Lý Oanh |

Ngày 6.5, Công đoàn Các Khu công nghiệp Tiền Giang tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH Sản phẩm Thể thao Giải trí Best Way Việt Nam tại Khu công nghiệp Long Giang.

Đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng vẫn tăng dù phải chống dịch

Tường Minh |

Một tín hiệu lạc quan cho Đà Nẵng là trong khi vốn đầu tư Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19 thì ngược lại, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lại tăng đến hơn 90% so với cùng kỳ.

Hà Nội dự kiến thu hút 8 tỉ USD đầu tư nước ngoài

Minh Nhung |

Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2019 của Hà Nội dự kiến có thể đạt trên 8 tỉ USD.