Gia Lai sẽ điều tra các dự án có dấu hiệu mua bán, chuyển nhượng trái phép

THANH TUẤN |

Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐNĐ) tỉnh Gia Lai cho rằng, không thể mời gọi, trải thảm đầu tư khi chưa kiểm tra năng lực tài chính, kinh nghiệm của doanh nghiệp, dẫn đến việc chuyển nhượng, mua bán dự án trái phép…

Ngày 3.10, tại Hội trường 2-9 (TP Pleiku), Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc phiên chất vấn giữa 2 kỳ họp năm 2023.

Tại hội nghị, đại biểu Rah Lan Lâm – Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai chất vấn Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, cho rằng, hiện nay có nhiều dự án đầu tư chậm triển khai, còn có hiện tượng núp bóng đầu tư để chuyển nhượng, mua bán dự án trái phép. Thủ tục hành chính trong thu hút đầu tư còn gây khó khăn cho doanh nghiệp.

“Chúng ta kêu gọi trải thảm đầu tư thì phải có quỹ đất sạch, không thể để doanh nghiệp tự bơi. Đối với các dự án lớn, trọng điểm phải lập tổ công tác giám sát, chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, trước nhân dân.

Nếu đã kêu gọi đầu tư thì cần chú trọng công tác hậu kiểm, để nhà đầu tư vào nhận thấy Gia Lai là mảnh đất tiềm năng, nhằm phát triển kinh tế xã hội”, đại biểu Rah Lan Lâm đặt vấn đề.

Theo ông Rơ Lan Lâm, thời gian tới, Công an tỉnh Gia Lai cũng sẽ điều tra, làm rõ ít nhất 5 vụ có dấu hiệu mua bán, chuyển nhượng trái phép, khi doanh nghiệp không đủ năng lực, chuyên môn nhưng vẫn xin chủ trương đầu tư dự án.

Quang cảnh phiên chất vấn giữa hai kỳ họp HĐNĐ tỉnh Gia Lai năm 2023. Ảnh: Thanh Tuấn
Quang cảnh phiên chất vấn giữa hai kỳ họp HĐNĐ tỉnh Gia Lai năm 2023. Ảnh: Thanh Tuấn

Đại biểu Nguyễn Hữu Thọ - Bí thư Huyện uỷ Đak Đoa cho biết, bức xúc hiện nay đối với các dự án đầu tư là quy hoạch chồng lấn giữa tỉnh và địa phương. Có dự án, doanh nghiệp đưa cả trụ sở UBND huyện vào quy hoạch để giới thiệu, quảng bá. Cũng có nhiều dự án nhiều năm chưa triển khai, chưa giải phóng mặt bằng như dự án siêu thị Đak Đoa khiến dư luận bức xúc.

Theo đại biểu Thọ, trước khi tỉnh làm quy hoạch, làm dự án phải có sự phối hợp giữa tỉnh và địa phương để phối hợp, tránh tình trạng quy hoạch chồng lấn gỡ không ra. Khâu giải phóng mặt bằng cần phải thông báo trước để huyện uỷ chỉ đạo chính quyền cơ sở vận động người dân đồng thuận.

Theo ông Đinh Hữu Hoà – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, thực tế hiện nay trên địa bàn nhiều dự án triển khai chậm, do nguyên nhân khách quan như dịch COVID-19, doanh nghiệp gặp khó về nguồn vốn. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng bị vướng, do giá đền bù cao. Quy hoạch vùng chưa hoàn thiện chi tiết.

Ông Hoà thừa nhận, một số dự án chậm triển khai và có chuyển nhượng lại để kiếm lợi nhuận. Qua theo dõi, việc chuyển nhượng này chủ yếu đối với các công ty đại chúng, thông qua phát hành cổ phiếu, chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư.

“Sở Tài chính tỉnh có vai trò chính trong việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn của doanh nghiệp khi tham gia dự án”, ông Hoà giải trình.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Người dân khốn khổ vì sự thất hứa của một dự án tại Quảng Yên, Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh – Đã 3 năm nay, tuyến đường Vũ Tướng, TX Quảng Yên được Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Ban DD&CN) “trưng dụng” để chở nguyên vật liệu. Tuyến đường bị cày xới xuống cấp trầm trọng song đơn vị vẫn “thất hứa”, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn Hà Nội

Nhóm PV |

Năm 2023, Thành phố Hà Nội có 238 dự án đầu tư công đang được đầu tư xây dựng, gồm 219 dự án chuyển tiếp và 19 dự án mới. Trong đó, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực giao thông với 96 dự án, chiếm 53,1% kế hoạch vốn. Đến nay, các dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn Thành phố đang nỗ lực tập trung thi công khẩn trương, đảm bảo hoàn thành các hạng mục, công trình theo kế hoạch đặt ra.

Dự án Nhà máy nước 540 tỉ đồng ở Quảng Ngãi chậm tiến độ gần 4 năm

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Mặc dù được tỉnh Quảng Ngãi tạo mọi điều kiện thuận lợi, tuy nhiên Dự án Nhà máy nước Quảng Ngãi vẫn chậm tiến độ gần 4 năm.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.