Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách ở huyện Ea Kar

Minh Thông |

Là một trong những đơn vị dẫn đầu về quy mô và chất lượng tín dụng, NHCSXH huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã hỗ trợ nhiều hộ dân vay vốn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 3.624 lượt khách hàng được vay vốn, với doanh số cho vay đạt 114,3 tỷ đồng, mức vay bình quân 50 triệu đồng/khách hàng. Trong đó, một số chương trình có doanh số cao như cho vay cận nghèo hơn 30 tỷ đồng; hộ nghèo gần 20,7 tỷ đồng; hộ mới thoát nghèo 18,9 tỷ đồng; NS&VSMTNT gần 16,8 tỷ đồng… Tuy nhiên, công tác tín dụng chính sách trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn cho vay còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Giám đốc NHCSXH huyện Ea Kar Phạm Văn Ánh cho biết: Trong năm 2020, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên đơn vị đã chỉ đạo sát sao việc phân vốn, giao chỉ tiêu, đôn đốc thu nợ; thường xuyên làm việc với UBND các xã, thị trấn, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn để nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của người dân.

Chị Nguyễn Thị Hồng ở xã Cư Bông, huyện Ea Kar sử dụng vốn chính sách để phát triển chăn nuôi bò.
Chị Nguyễn Thị Hồng ở xã Cư Bông, huyện Ea Kar sử dụng vốn chính sách để phát triển chăn nuôi bò.
Trên địa bàn huyện hiện có 18.116 lượt khách hàng được vay vốn tín dụng chính sách, với tổng dư nợ gần 450 tỷ đồng, tăng gần 30 tỷ đồng so với năm 2019. Riêng dư nợ của hộ đồng bào DTTS là 146 tỷ đồng, tăng gần 20 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Khách hàng chủ yếu vay vốn cho mục đích chăn nuôi đại gia súc, trồng cam, quýt, cải tạo ruộng vườn. Từ đó, nhiều hộ thoát nghèo, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo ở huyện giảm 4%/năm.

Trong các ngày giao dịch ở địa bàn, lãnh đạo NHCSXH huyện Ea Kar tham gia giao ban trực tiếp với các xã, thị trấn, tổ chức chính trị - xã hội để hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Nhờ đó, quy mô và chất lượng tín dụng trên địa bàn huyện chuyển biến tích cực. Nợ quá hạn chỉ 353 triệu đồng, chiếm tỷ lệ hơn 0,07%.

Gia đình ông Nguyễn Huy Hoan ở thôn Ea Bớt, xã Cư Bông là một trong những khách hàng quen thuộc của NHCSXH huyện Ea Kar khi đã nhiều lần vay vốn để phát triển sản xuất. Trước đây, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, nhờ vay vốn đầu tư trồng cà phê, lúa, đến năm 2018, gia đình đã thoát nghèo. Hiện, ông đang có 1.500 con gà, 400 con ngan chuẩn bị xuất chuồng. Dự kiến thu nhập từ đàn gia cầm này sẽ giúp gia đình ông có kinh tế ổn định, thoát nghèo trong năm tới.

Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở thôn 23, xã Cư Bông cũng thoát nghèo vào năm 2017 nhờ vay vốn chính sách. Hiện, trang trại chăn nuôi của chị có 5 con hươu lấy nhung và 10 con bò thịt. Đàn gia súc mang lại cho gia đình chị thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm.

Để vốn tín dụng chính sách đến được đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả, thời gian tới, NHCSXH huyện Ea Kar sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát tại cơ sở cũng như các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác nhằm hạn chế tối đa hiện tượng tiêu cực; nâng cao chất lượng hoạt động các Điểm giao dịch xã và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn; tư vấn, hướng dẫn người vay vốn mở rộng sản xuất, cách sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả gắn với các mô hình kinh tế phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương. Đồng thời, chú trọng công tác rà soát, kiểm tra trước, trong và sau cho vay, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng.

Minh Thông
TIN LIÊN QUAN

Vai trò của tín dụng chính sách tại Lào Cai

Hải Trang |

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng - Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2016 - 2020 cùng các thành viên Đoàn công tác thuộc các Bộ ngành vừa dự Hội nghị về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

Việt Hải |

Đó là nội dung được các đại biểu thống nhất dự cuộc họp của Ban chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) các tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau nhằm đánh giá sau 2 năm thực hiện Đề án vừa diễn ra tại TP Cần Thơ.

Dấu ấn tín dụng chính sách xã hội trên vùng đất khó

Thảo Lan |

Tỉnh Sơn La có 12 huyện, thành phố; 204 xã, phường, thị trấn thì có tới 5 huyện nghèo, 112 xã và 1.708 bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đối với vùng đất nhiều gian khó như huyện Quỳnh Nhai thì nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội thực sự là nguồn lực quan trọng giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, cải thiện đời sống, thậm chí nhiều hộ đã từng bước vươn lên làm giàu.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.