Hộ kinh doanh, những nỗi lo trong đại dịch và cơ hội phục hồi

Tùng Thư |

Các hộ kinh doanh ở Việt Nam đóng góp khoảng 30% GDP trong suốt giai đoạn 2015-2019 (theo Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê). Tuy nhiên, đây là khu vực có tính cá thể, rời rạc cao nên không tập hợp thành tổ chức, hiệp hội như cách các doanh nghiệp vẫn tận dụng sức mạnh tập thể trong khủng hoảng COVID-19.

Có thể nói hộ kinh doanh bao gồm những cá nhân, tập thể nhỏ nhưng duy trì sức mạnh lớn với nền kinh tế. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, khoảng 9 triệu lao động đang làm việc tại các hộ kinh doanh. Đây là khu vực các cá nhân dù ở trình độ học thức nào cũng dễ dàng gia nhập. Đây cũng là khu vực kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4.

PV có cuộc trao đổi với Giáo sư Andreas Stoffers  - Giám đốc quốc gia Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam về mức độ tổn thương cũng như khả năng phục hồi của khu vực hộ kinh doanh.

Giáo sư Andreas Stoffers  - Giám đốc quốc gia Quỹ FNF tại Việt Nam.
Giáo sư Andreas Stoffers - Giám đốc quốc gia Quỹ FNF tại Việt Nam.

- Được biết, FNF  cùng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV (BTRI) vừa tiến hành nghiên cứu về hộ kinh doanh tại Việt Nam trong làn sóng thứ 4 của COVID-19. Vậy, bức tranh thực tế của hộ kinh doanh hiện nay ra sao, thưa Giáo sư?

Trước làn sóng thứ 4 của COVID-19, các chủ hộ kinh doanh còn tương đối lạc quan. Cụ thể, trước tháng 2/2021, có 1% hộ kinh doanh không có kế hoạch thay đổi quy mô; 42%  giữ nguyên quy mô hiện tại; 48% có kế hoạch mở rộng quy mô; chỉ 1% có dự định thu hẹp kinh doanh và 8% chưa có kế hoạch rõ ràng cho tương lai. Tuy nhiên, sự trở lại của COVID-19 từ sau 27.4.2021 có lẽ là bước ngoặt lớn với các hộ kinh doanh. Chỉ thị 16 được áp dụng tại nhiều tỉnh thành phố hiện nay đã khiến nhiều hộ chuyển từ kinh doanh cầm chừng sang tạm dừng kinh doanh.

- Các hộ kinh doanh đang phải đương đầu với những khó khăn nào thưa Giáo sư?

Theo khảo sát của chúng tôi, 5 vấn đề của hộ kinh doanh hiện nay là: Cạn kiệt về vốn, khó trong việc tiếp cận các nguồn vốn mới, lao động không đi làm/bỏ việc, đào tạo nhân lực tay nghề và chuyển giao công nghệ. Trong đó, các vấn đề liên quan đến tiếp cận vốn là yếu tố được cho gây nên nhiều khó khăn nhất. Yếu tố gây bất ngờ trong khảo sát đó là nhiều doanh nghiệp cho rằng chuyển giao công nghệ là một rào cản để họ vượt qua giai đoạn COVID-19, mức độ nghiêm trọng chỉ sau tiếp cận vốn.

Liên quan đến các hỗ trợ của Nhà nước trong giai đoạn COVID-19,  hộ kinh doanh mong muốn được hỗ trợ các thủ tục để được giảm thuế, tiếp cận với nguồn vốn để duy trì kinh doanh.

Nhìn lại hệ thống các gói hỗ trợ năm 2020, hộ kinh doanh tương đối “lép vế” so với doanh nghiệp. Chiếc phao cứu sinh của hộ và cá nhân đặt tại gói 62.000 tỉ đồng liên quan đến an sinh xã hội, song thực tế, gói hỗ trợ này không được đánh giá cao khi chỉ giải ngân được 22% và cho các đối tượng “dễ thống kê” như hộ nghèo, người được hưởng chính sách xã hội...

- Sau khi khảo sát, nhóm nghiên cứu có khuyến nghị gì nhằm giúp khu vực hộ kinh doanh hồi phục?

Trong ngắn hạn, hộ kinh doanh cần Nhà nước hỗ trợ giải quyết vấn đề vốn.  Việc tận dụng các gói an sinh xã hội như gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng năm 2020 và 26.000 tỉ đồng năm 2021 có lẽ là hợp lý nên nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Đó chính là nguồn lực để lao động duy trì sự sống còn, cũng như trở lại kinh doanh khi dịch bệnh qua đi.

Trong dài hạn, sự tự do trong kinh doanh như dễ thay đổi ngành nghề kinh doanh, lao động cũng như địa điểm kinh doanh là yếu tố khiến hộ kinh doanh dễ thích nghi với những biến động kinh tế. Tuy nhiên, nhìn lại những khó khăn trong đại dịch, hiển nhiên việc hộ kinh doanh chính thức hóa mô hình kinh doanh của họ cũng là bước đi quan trọng để Nhà nước dễ dàng bảo vệ quyền lợi của người lao động, đảm bảo an sinh xã hội cũng như công bằng giữa các thành phần kinh tế,... Nhưng việc chính thức hóa không nên đi cùng với việc gia tăng thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, tương tự như các nước châu Âu, trong thời điểm đại dịch, điều cần được đặt lên trên hết là sự cân bằng trong việc bảo vệ sức khỏe của nền kinh tế và sức khỏe của nhân dân. Vậy nên, càng sớm kiểm soát dịch bệnh, tạo nên các vùng xanh an toàn, đưa sự tự do đi lại, kinh doanh về với người dân, ít nhất là trong một vài khu vực có lẽ là cách ít tốn kém nhất để giải cứu hộ kinh doanh.

- Xin cảm ơn Giáo sư!

Tùng Thư
TIN LIÊN QUAN

Hộ kinh doanh bị tạm dừng một lĩnh vực có được hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ?

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin về quy định điều kiện hỗ trợ với hộ kinh doanh bị tạm dừng hoạt động được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng.

Sao người lao động du lịch và hộ kinh doanh chưa nhận được hỗ trợ COVID-19?

Minh Phương |

Ông Duy Phương (sống ở TP.HCM) cho biết, gia đình ông mở công ty du lịch từ năm 1995, 2 năm nay phải đóng cửa do dịch COVID-19. Ông và gia đình đều chưa nhận được gói hỗ trợ COVID-19 nào, kể cả từ gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng của đợt 1.

Vì sao nhiều hộ kinh doanh ở Đắk Nông không muốn "lớn" thành doanh nghiệp?

Phan Tuấn |

Trên địa bàn Đắk Nông hiện có hàng chục ngàn hộ kinh doanh cá thể. Trong đó, số hộ đủ điều kiện để chuyển đổi thành doanh nghiệp cũng rất nhiều. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên hàng năm, số hộ kinh doanh “lớn” thành doanh nghiệp không đáng kể, chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Bà Nguyễn Phương Hằng sẽ dừng livestream và tổ chức sự kiện

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Trang tin của Khu du lịch Đại Nam thông báo, bà Nguyễn Phương Hằng dừng tổ chức sự kiện tại Đại Nam.

Mẹ ruột đau đớn khi con trai nghi bị bạo hành phải nhập viện

Minh Anh |

TPHCM - Nhìn con trai nằm bất tỉnh trong phòng bệnh, khắp cơ thể chi chít vết bầm tím và bỏng rộp nghi do bị bạo hành, chị N.T.V. không kìm được nước mắt.

Hà Nội trang hoàng rực rỡ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

HOÀNG LỘC - HUYỀN TRANG |

Hà Nội - Người dân háo hức đi chụp ảnh, lưu giữ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, với cờ hoa rực rỡ ở khắp các tuyến phố.

Tìm giải pháp cho ngư dân mất kết nối giám sát trên biển

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Cục Thủy sản, nhà mạng VinaPhone - VNPT, Chi cục Thủy sản và người dân đã có buổi làm việc để tháo gỡ việc mất kết nối giám sát hành trình.

Nghi vấn Iran dùng tên lửa siêu thanh tấn công Israel

Khánh Minh |

Iran được cho là lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 trong cuộc tấn công vào Israel, song các chuyên gia vũ khí đã bày tỏ hoài nghi.

Hộ kinh doanh bị tạm dừng một lĩnh vực có được hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ?

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin về quy định điều kiện hỗ trợ với hộ kinh doanh bị tạm dừng hoạt động được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỉ đồng.

Sao người lao động du lịch và hộ kinh doanh chưa nhận được hỗ trợ COVID-19?

Minh Phương |

Ông Duy Phương (sống ở TP.HCM) cho biết, gia đình ông mở công ty du lịch từ năm 1995, 2 năm nay phải đóng cửa do dịch COVID-19. Ông và gia đình đều chưa nhận được gói hỗ trợ COVID-19 nào, kể cả từ gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng của đợt 1.

Vì sao nhiều hộ kinh doanh ở Đắk Nông không muốn "lớn" thành doanh nghiệp?

Phan Tuấn |

Trên địa bàn Đắk Nông hiện có hàng chục ngàn hộ kinh doanh cá thể. Trong đó, số hộ đủ điều kiện để chuyển đổi thành doanh nghiệp cũng rất nhiều. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên hàng năm, số hộ kinh doanh “lớn” thành doanh nghiệp không đáng kể, chỉ đếm trên đầu ngón tay.