Khánh Hòa với khát vọng trở thành trung tâm kinh tế biển

Hữu Long |

Có tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển, Khánh Hòa đặt mục tiêu sẽ trở thành một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước. Để làm được như vậy, địa phương này xác định sẽ huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để tạo đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại…

Nhiều tiềm năng sẽ được tận dụng hiệu quả

Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2050, sẽ trở thành một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước; là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, ngang tầm khu vực châu Á; một trong những đô thị ven biển thu hút khách du lịch và có môi trường đáng sống hàng đầu của châu lục.

UBND tỉnh Khánh Hòa xác định sẽ phát triển mạnh nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tập trung vào những ngành quan trọng như du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ logistics, cảng biển, thủy sản và hậu cần nghề cá, công nghệ thông tin.

Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là các lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế biển.

Đồng thời, Khánh Hòa huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để tạo đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là các dự án trọng điểm, lan tỏa, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị và ứng phó biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, tỉnh tập trung phát triển các khu vực gồm vịnh Vân Phong, TP Nha Trang, vịnh Cam Ranh và đô thị Cam Lâm để tạo động lực phát triển mới. Trong đó, tỉnh sẽ phát triển toàn diện Khu Kinh tế Vân Phong, tập trung vào du lịch biển chất lượng cao và đô thị du lịch biển cao cấp; cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng biển, logistics; công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp năng lượng hiện đại, thân thiện với môi trường.

Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - chia sẻ, sau khi các cơ chế chính sách đặc thù được triển khai, trong tương lai không xa, Khu kinh tế Vân Phong có thể hướng tới trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế biển, phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, trở thành một trong các trung tâm kinh tế biển phát triển đột phá cho tỉnh và khu vực.

Xác định kinh tế biển là nền tảng của sự phát triển

Theo ông Trần Hòa Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - trong quá trình phát triển kinh tế biển ở địa phương, ngành du lịch cũng đã được ưu tiên tập trung xây dựng với những kế hoạch bài bản.

Tới đây, Khánh Hòa sẽ định hướng khu vực Bắc Vân Phong tập trung thu hút đầu tư theo hướng khu du lịch sinh thái tầm cỡ quốc tế. Riêng khu du lịch Bắc Bán đảo Cam Ranh đã được đầu tư bài bản, đủ điều kiện để địa phương tiếp tục phát triển theo hướng du lịch quốc gia…

Ông Trần Hòa Nam cho biết thêm, tỉnh còn ưu tiên lĩnh vực công nghiệp, tập trung tại khu vực phía Nam Vân Phong.

Theo đó, cảng biển, cảng hàng không sẽ được đầu tư tại đây để thu hút đầu tư, tạo thuận lợi trong vận chuyển. Liên quan đến việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản công nghệ cao, Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam nói rằng, trong tương lai việc này phải được đáp ứng quy hoạch theo hướng đánh bắt xa bờ, nuôi trồng công nghệ cao.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Cô Tô và Cồn Cỏ hợp tác phát triển kinh tế biển

Đoàn Hưng |

Ngày 24.7, Ban Thường vụ Huyện ủy Cô Tô, Quảng Ninh ký kết chương trình phối hợp với Ban Thường vụ Huyện ủy Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, về triển khai thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 3.4.2023 của Chính phủ về Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xây cảng 5,5 tỉ USD ở Cần Giờ, tạo đột phá kinh tế biển

MINH QUÂN |

Sở Giao thông Vận tải TPHCM vừa trình UBND TPHCM đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ tổng vốn gần 5,5 tỉ USD. Dự án siêu cảng này đang được kì vọng tạo đột phá kinh tế biển không chỉ cho TPHCM, vùng Đông Nam Bộ mà cho cả nước.

Phát triển kinh tế biển nhưng chưa định lượng được tài nguyên

THUỲ TRANG |

Kinh tế biển đã từng bước khẳng định vai trò động lực phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam chưa có nguồn số liệu chính thống dành riêng cho các ngành kinh tế biển, điều này gây khó khăn cho việc đặt mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.