Khó khăn trong xây dựng tiêu chí xanh, chậm chân sẽ vụt mất cơ hội lớn

Minh Mạnh |

Doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn tín dụng xanh vì thiếu những hướng dẫn cụ thể từ các bộ, ngành trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn. Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với TS Mai Thanh Dung - Phó Viện trưởng Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường - về thực trạng của việc xây dựng bộ tiêu chí xanh tại Việt Nam.

Thưa ông, Việt Nam đang triển khai tín dụng xanh như nào và bộ tiêu chí xanh đang được xây dựng ra sao?

- Tín dụng xanh và trái phiếu xanh còn rất mới mẻ đối với Việt Nam. Tuy nhiên các quốc gia trên thế giới đã áp dụng và triển khai nhiều nhiều năm nay, đặc biệt ở những quốc gia phát triển. Nếu Việt Nam tham gia vào thị trường tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh, đây là cơ hội giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn lớn.

Trên thế giới, các quỹ, ngân hàng quốc tế ưu tiên và có nguồn vốn lớn để cho những dự án xanh vay. Xanh ở đây là những dự án đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ và đem lại lợi ích cho môi trường.

Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khung thể chế chứ chưa có quy định cụ thể để áp dụng và triển khai phát hành trái phiếu xanh và cho vay tín dụng xanh. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang được Thủ tướng Chính phủ giao để xây dựng danh mục xanh và sẽ trình Thủ tướng vào cuối năm nay.

Hiện nay danh mục xanh chỉ dừng ở khung pháp lý, trên thực tế chưa được triển khai. Trong khi đây là cơ sở quan trọng để các thể chế tài chính như ngân hàng và Bộ Tài chính có những quy định tiếp theo hướng dẫn thực hiện phát hành trái phiếu xanh và cho vay tín dụng xanh. Chúng tôi gặp khó trong quá trình xây dựng Bộ tiêu chí khi vừa phải cân nhắc rất kỹ để đưa ra tiêu chuẩn, vừa đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp vừa giảm thiểu tối đa rủi ro.

Thưa ông, tiêu chí về môi trường được xây dựng trên cơ sở nào? Đơn vị nào sẽ đóng vai trò triển khai và giám sát?

- Việc doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về môi trường đã được quy định rất rõ trong Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên những dự án xanh phải tốt hơn so với Nhà nước quy định về trần giới hạn những tiêu chuẩn được cho phép. Theo đó, danh mục dự án xanh phải là những dự án ít có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Ví dụ như những dự án phát triển năng lượng tái tạo thay thế những dự án thông thường.

Cái khó cho chúng tôi là những dự án trong cùng một lĩnh vực, loại nào có điểm ưu thế hơn thì có thể sẽ được xem xét là dự án chuyển đổi xanh. Bên cạnh đó những tiêu chí chúng tôi đang đặt ra còn là những dự án ít phát thải đến môi trường, áp dụng công nghệ hiện đại, tái tuần hoàn về chất thải…

Bộ tiêu chí xanh sẽ hướng đến hài hoà với thông lệ quốc tế như thế nào, thưa ông?

- Trên thế giới hiện nay đang áp dụng và khuyến khích những dự án xanh được vay tín dụng và phát hành trái phiếu xanh để huy động nguồn lực tài chính. Chúng tôi đang cố gắng để những tiêu chí của mình đưa ra sẽ thu hút thêm nguồn lực không chỉ ở trong nước mà còn cả quốc tế. Chính vì vậy bộ tiêu chí này phải phù hợp với những tiêu chí quốc tế mà các nước phát triển đang áp dụng, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho các định chế tài chính. Chúng tôi sẽ phải lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp... để đưa ra bộ tiêu chí hài hòa.

- Xin cảm ơn ông!

Minh Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng chậm chân với Net Zero vì lúng túng tiêu chí xanh

Lan Hương (thực hiện) |

Thiếu tiêu chí phân loại thế nào là dự án xanh, doanh nghiệp xanh, sản phẩm xanh khiến các doanh nghiệp chậm trong chuyển đổi xanh, các ngân hàng lúng túng khi xác định dự án nào thực sự là xanh để đầu tư. Việt Nam cần khoảng từ 380 tỉ USD cho tới 400 tỉ USD cho công cuộc xanh hóa từ nay cho tới năm 2040. Vậy câu hỏi lớn nhất lúc này, Việt Nam sẽ bỏ lỡ điều gì nếu chậm chân trong cuộc chiến Net Zero? Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với bà Trần Thị Thúy Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Deloitte Việt Nam về câu chuyên tín dụng xanh.

Hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero"

Đức Mạnh |

9h ngày 9.9.2023, Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero”.

Thiếu bộ tiêu chí xanh, ngân hàng kêu khó trong cuộc đua Net Zero

Minh Ánh (Thực hiện) |

“Ngân hàng đang bỏ lỡ cơ hội nhận các khoản đầu tư dự án xanh do các tiêu chí đánh giá và danh mục dự án xanh chưa đầy đủ, đồng thời, gặp khó khăn trong việc lựa chọn, đánh giá, giám sát trong quá trình cấp tín dụng xanh” - Bà Từ Thị Kim Thanh - Thành viên Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chia sẻ.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.