Không nên áp dụng Luật đấu thầu với công ty con của doanh nghiệp nhà nước

Nhóm PV |

"Luật Đấu thầu không phải là công cụ duy nhất quản lý doanh nghiệp nhà nước vì còn có các cơ chế giám sát khác. Do đó không nên mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước", đại biểu Phan Đức Hiếu cho hay.

Sáng 24.5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu (Đoàn Thái Bình) đề nghị không mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước. Vì việc mở rộng đồng nghĩa với việc thêm 4 nhóm đối tượng áp dụng Luật Đấu thầu, đây là phạm vi rất rộng.

"Luật Đấu thầu không phải là công cụ duy nhất quản lý doanh nghiệp nhà nước vì còn có các cơ chế giám sát khác. Do đó không nên mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước", đại biểu Phan Đức Hiếu cho hay.

Theo đại biểu, nếu áp dụng cứng nhắc việc mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của doanh nghiệp nhà nước có thể làm hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, ảnh hưởng lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của nhà nước.

Đại biểu bày tỏ lo ngại sự tác động của việc áp dụng Luật Đấu thầu cho công ty con của doanh nghiệp nhà nước đến cả thị trường chứng khoán, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

9h56: Đại biểu Phan Đức Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình: Không mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu đối với công ty con của Doanh nghiệp nhà nước
Đại biểu Phan Đức Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình. Ảnh: Quochoi

Nêu ý kiến, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) cho rằng, quy định trong luật không thể là "vòng kim cô" để quản lý, mà yếu tố cuối cùng vẫn là con người.

Khi doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào một doanh nghiệp khác có thể chỉ ký 5-10% vốn của doanh nghiệp nên phải chịu sự chi phối của Luật Đấu thầu là không cần thiết.

"Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của họ. Đối với doanh nghiệp, khi đấu thầu không chỉ có tiền mà còn nhiều yếu tố khác như thời gian, thời cơ. Đặc biệt, nếu không có tiêu cực thì quen biết cũng là yếu tố có lợi trong hoạt động đấu thầu vì doanh nghiệp làm ăn quen với nhau rồi. Chúng ta đừng suy nghĩ một cách cực đoan", đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho hay.

Ông Trương Trọng Nghĩa đồng ý với phương án chỉ quản lý đến doanh nghiệp nhà nước, còn doanh nghiệp nhà nước ấy đầu tư tại một doanh nghiệp khác thì đó là một loại hình và sẽ quản lý bằng nhiều luật khác. "Ai tham nhũng tiêu cực, đã có cơ quan thanh tra, kiểm tra, Ok điều tra để xử lý", ông Nghĩa nói.

Nhà nước không can thiệp vào hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp

Khác với ý kiến của đại biểu Phan Đức Hiếu, tại phiên họp, đại biểu Lê Hoàng Anh (Đoàn Gia Lai) - cho rằng, việc loại trừ doanh nghiệp có vốn trên 51% do Nhà nước đầu tư không phải thực hiện đấu thầu.

Đại biểu cho rằng, đấu thầu là biện pháp để đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế, nên không thể loại trừ các doanh nghiệp trên không cho thực hiện những điều tốt đẹp như vậy.

Đại biểu Lê Hoàng Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai phát biểu tranh luận. Ảnh: Quochoi
Đại biểu Lê Hoàng Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai phát biểu tranh luận. Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu cho rằng, các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư phải thực hiện, dẫn đầu các doanh nghiệp khác trong cả nước cùng thực hiện.

Cùng với đó, các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước dưới 51% vẫn đang thực hiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, đại biểu đề nghị  không loại trừ doanh nghiệp có vốn trên 51% do Nhà nước đầu tư trong việc thực hiện đấu thầu.

"Chủ trương của Đảng là không can thiệp vào quyền của doanh nghiệp, việc đấu thầu do doanh nghiệp thực hiện, nhà nước không can thiệp. Điều này cũng được các nước làm từ lâu và trở thành thông lệ quốc tế", ông nói.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Giáo sư ngành y thấm thía việc thiếu thuốc cứu bệnh nhân do vướng đấu thầu

Nhóm PV |

Luật Đấu thầu (sửa đổi) quy định hàng loạt các trường hợp chỉ định thầu giúp đẩy nhanh các gói thầu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, thiết bị y tế, vật tư y tế.

Chậm trễ trong đấu thầu, chủ đầu tư ở Khánh Hòa bị kiểm điểm

Hữu Long |

Khánh Hòa - Quá trình chọn nhà thầu tại gói thầu xây dựng trị giá 34,8 tỉ đồng chậm trễ nên thị xã Ninh Hòa đã xem xét kiểm điểm đối với chủ đầu tư.

Tập trung sửa đổi danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đàm phán giá

TIẾN NGUYỄN |

Phó Thủ tướng yêu cầu sửa đổi Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày 10.8.2020 của Bộ Y tế về danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc đàm phán giá để ban hành trong tháng 5.2023.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.