Không quá lo ngại lạm phát trong năm 2024

Đức Mạnh |

Mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm được nhận định là hoàn toàn có thể đạt được bởi thực tế lạm phát nhiều nơi trên thế giới đã và đang hạ nhiệt.

Giá cả dần hạ nhiệt

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 3 đạt tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước, so với tháng trước ghi nhận mức giảm 0,23%. Đà giảm theo tháng diễn ra ở hầu hết các nhóm hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống do qua mùa cao điểm Tết Nguyên đán. Trong khi đó, lạm phát cơ bản tháng 3 tăng 0,03% so với tháng trước và tăng 2,76% so với cùng kỳ năm trước. Mức lạm phát này vẫn trong tầm kiểm soát so với mục tiêu trung bình 4,0 - 4,5% trong năm nay.

"Lạm phát 3 tháng đầu năm vẫn ở trong tầm kiểm soát dù quý II có thể chứng kiến con số cùng kỳ năm trước áp lực do mức nền thấp. Chúng ta có thể chứng kiến số liệu CPI so với cùng kỳ năm trước trong quý II tăng cao nhưng áp lực sẽ giảm từ giữa quý III" - ông Huỳnh Hoàng Phương - Giám đốc Khối Nghiên cứu và phân tích đầu tư, CTCP FIDT đánh giá.

Đồng quan điểm, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế - cũng cho rằng, lạm phát hiện nay không quá lo ngại. Nguyên nhân là giá cả và lạm phát trên thế giới đã và đang giảm. Đồng thời vòng quay tiền tại Việt Nam đang chậm lại. Năm ngoái con số này là 0,65 lần, năm kia là 0,67 lần, tức tiền đang tồn đọng trong nền kinh tế, trong đó có bất động sản và một số lĩnh vực khác. Ông Lực dự báo lạm phát năm nay trong tầm kiểm soát từ mức 3,5 - 4%.

Đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ

Trên cơ sở tình hình thị trường trong nước quý I/2024, đánh giá tình hình thế giới và phân tích các yếu tố tác động tới lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ thống kê giá, Tổng cục Thống kê - đưa ra 3 kịch bản lạm phát cho năm 2024.

Các kịch bản lạm phát được xây dựng thông qua dự báo biến động giá của các nhóm hàng hóa và dịch vụ ảnh hưởng nhiều tới chỉ số giá tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, xăng dầu, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục… 3 kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%; 4,2% và 4,5%.

"Các chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ dự kiến cũng sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong thời gian tới" - bà Oanh nói.

Để kiểm soát lạm phát năm 2024 đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra, bà Nguyễn Thu Oanh nhấn mạnh đến việc cần đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Đặc biệt đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas...) để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp cuối năm nhằm hạn chế tăng giá. Cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Chính phủ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra" - bà Oanh đề xuất.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Lạm phát quý I tăng 2,81%

Phương Anh |

Trong quý I/2024, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,77%).

Kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả thì tăng lương mới có ý nghĩa

Lê Thanh Phong |

Từ ngày 1.7.2024 sẽ tiến hành cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Niềm vui đến với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi được tăng lương lại đi liền với nỗi lo tăng giá, đó là câu chuyện rất đáng bàn.

Đề nghị có biện pháp tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát

PHẠM ĐÔNG |

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình kiến nghị có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả hàng hóa thị trường... tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát.

Khi nào được nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới?

Nhóm PV |

Nhận bảo hiểm xã hội một lần được quy định như thế nào trong Luật Bảo hiểm xã hội 2024?

1001 "cú sốc đầu đời" của tân sinh viên

Hồng Nhung - Trần Hạnh |

Thay đổi về môi trường sống, thời gian sinh hoạt, cách học tập hay áp lực đồng trang lứa... là loạt lý do khiến tân sinh viên ngỡ ngàng khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học.

Gian nan khi tàu cá bị mất kết nối giám sát hành trình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Chính quyền địa phương nỗ lực xử lý việc tàu cá của ngư dân mất kết nối giám sát hành trình, nhưng vẫn chưa có phương án tối ưu.

Những doanh nghiệp liên tục chậm trả nợ trái phiếu

Lục Giang |

Các ông lớn như Hưng Thịnh Land, Hưng Thịnh Quy Nhơn, Novaland… liên tục chậm trả nợ trái phiếu với số tiền chậm trả mỗi doanh nghiệp hàng nghìn tỉ đồng.

Người dân vô tư vứt rác thải xuống ao chuôm xanh

HOÀNG LỘC - HUYỀN TRANG |

Hà Nội - Người dân vô tư vứt rác thải xuống ao chuôm xanh ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm từ nhiều năm qua gây hôi thối nồng nặc.

Lạm phát quý I tăng 2,81%

Phương Anh |

Trong quý I/2024, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,77%).

Kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả thì tăng lương mới có ý nghĩa

Lê Thanh Phong |

Từ ngày 1.7.2024 sẽ tiến hành cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Niềm vui đến với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi được tăng lương lại đi liền với nỗi lo tăng giá, đó là câu chuyện rất đáng bàn.

Đề nghị có biện pháp tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát

PHẠM ĐÔNG |

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình kiến nghị có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả hàng hóa thị trường... tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát.