Kinh doanh online không chuyên nghiệp sẽ dần bị bật ra khỏi thị trường

VÂN HI |

Cần Thơ - Mặc dù việc bán hàng online dần trở nên phổ biến, tuy nhiên trước tính cạnh tranh cao, người kinh doanh phải đau đầu, trầy trật vì nhiều chi phí phát sinh, nếu không có sự tính toán kĩ càng rất dễ thua lỗ.

Chuyển đổi hình thức online để bắt kịp xu hướng

Thuê nhà với giá 10 triệu đồng/tháng để kinh doanh quần áo, 2 năm qua, việc kinh doanh tại cửa hàng của chị Vân Trang (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) không được như mong muốn, doanh thu chỉ vừa đủ trả tiền nhà. Nhận thấy hình thức kinh doanh online phổ biến, chị Trang quyết định chuyển đổi hình thức.

Chị Trang cho biết: “Có khách đến cửa hàng hỏi tôi có bán online không, thời đại này không bán online thì tiếc quá. Nghĩ đi nghĩ lại tôi thấy cũng đúng, bây giờ bó rau, con cá người ta cũng bán online, shipper giao đến tận nhà thì nói gì đến quần áo. Do đó, tôi trả lại mặt bằng chuyển sang online”.

Sau khi quyết định trả lại mặt bằng cách đây 5 tháng, chị Trang bắt đầu tạo kênh bán hàng, tập viết bài và có những đơn hàng đầu tiên. “Bán online không mất tiền thuê mặt bằng, không phải ngồi chờ khách suốt ở cửa hàng, thậm chí tôi có thể vừa đi chợ, vừa chốt hàng cho khách”, chị Trang cho hay.

Nắm bắt xu hướng, chị Khánh Vân (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đăng kí kênh bán hàng điện tử. “Tôi kinh doanh online đã 2-3 năm nay. Bây giờ thời đại phát triển, nếu mình không bắt kịp xu hướng thì việc kinh doanh càng khó khăn hơn”, chị Vân nói.

Vẫn trầy trật vì nhiều chi phí

Với tâm lí giảm tiền thuê mặt bằng và xu hướng “online hóa mọi sản phẩm”, chị Vân Trang từng nghĩ kinh doanh online sẽ có lời to so với kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên, khi bắt đầu vào việc chuyển đổi hình thức, chị Trang choáng ngợp và đau đầu khi có quá nhiều chi phí phải chi.

Chị Trang cho biết: “Tiền nhập vốn thì mình không tính rồi, nào là tiền vận chuyển, rủi ro khi bị bom hàng, rồi có quá nhiều kênh bán hàng cạnh tranh, để nhiều người biết đến kênh của mình thì phải có thêm phí quảng cáo, phát triển website. Nếu so với tiền mặt bằng cũng không kém nhau bao nhiêu”.

Ảnh: Bích Ngọc
Với sự phổ biến và sức cạnh tranh cao, người kinh doanh online phải chi trả thêm nhiều chi phí như quảng cáo để thu hút khách hàng. Ảnh: Bích Ngọc

Bên cạnh đó, chị Trang cũng phải đau đầu khi định giá bán sản phẩm online. “Lúc đầu không biết, tôi cứ dựa trên giá gốc hàng mình nhập về cộng thêm lãi rồi bán. Đến khi tính toán lại, dù có doanh thu, đơn hàng nhưng không có lợi nhuận vì trừ đi khoảng 40% chi phí bán hàng online. Làm một thời gian, tôi thấy mình không hợp, dự tầm vài tháng nữa chắc sẽ đóng kênh, tìm việc khác làm”, chị Trang cho hay.

Có kinh nghiệm bán hàng online đã 2-3 năm với 2 kênh bán quần áo, mỹ phẩm, doanh thu đạt chục triệu đồng/tháng nhưng hiện nay, 1 kênh của chị Khánh Vân đã bị khóa, khách hàng cũng hạn chế mua vì phát sinh nhiều loại phí.

“Lúc trước, các sàn miễn phí cho người bán toàn bộ, phí vận chuyển và tặng mã khuyến mãi nên khách hàng đặt nhiều. Nhưng bây giờ, sàn thương mại điện tử phát sinh nhiều phí, các chương trình marketing, quảng cáo vì không biết hủy tham gia chương trình nên nhiều đơn hàng bị lỗ do bị sàn trừ phí”, chị Vân cho biết.

Trước tình hình này, để duy trì, chị Vân hiện tập trung bán hàng qua mạng xã hội, khi có đơn hàng sẽ chủ động tự giao hàng hoặc gửi qua các đơn vị vận chuyển. “Bán hàng online chỉ có lãi nhiều tầm 2-3 năm trước, còn bây giờ quá nhiều người bán, nếu không tính toán kĩ càng sẽ bị lỗ. Để duy trì, ngoài giá cả vừa phải còn đi kèm với chất lượng sản phẩm thì khách hàng mới không bỏ rơi mình”, chị Vân cho hay.

Theo báo cáo cáo tổng quan sàn thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam quý III/2023 do nền tảng số liệu thị trường Metric thực hiện, tổng doanh thu và sản lượng toàn thị trường đều tăng trưởng trung bình trên 40% so với cùng kỳ năm 2022, tuy nhiên số lượng shop có lượt bán giảm mạnh 12%. Điều này cho thấy, các nhà bán nhỏ lẻ và không chuyên nghiệp sẽ dần bị bật ra khỏi thị trường, lợi nhuận sẽ đổ về những nhà bán thật sự chuyên nghiệp và có đầu tư cho việc bán hàng trên sàn TMĐT.

VÂN HI
TIN LIÊN QUAN

Mua bán online đang kéo TikTok đi xuống

Anh Vũ |

TikTok, ứng dụng tới từ Trung Quốc với hàng tỉ lượt tải xuống và có mức chi tiêu đáng kể của người dùng, đang đối mặt với một thách thức mới.

Siết chặt quản lý kho hàng của những người bán hàng online

Khánh An |

Theo cơ quan chức năng, có tình trạng người livestream bán hàng ở một nơi nhưng kho hàng ở một nẻo - ở vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên. Điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát hàng hóa của những người bán hàng online. Trong năm 2024, lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm soát để giảm thiểu tình trạng bán hàng giả, hàng nhái trên môi trường mạng.

Đề xuất định danh người bán hàng online, ngăn hàng nhái trên mạng

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN |

Để giảm thiểu tình trạng bán hàng giả, hàng nhái trên môi trường mạng, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng cần định danh người bán hàng online.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhận thêm nhiệm vụ

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình được phân công là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Nước màu đỏ tràn vào khu dân cư ở Hà Nội

KHÁNH AN |

Dòng nước màu đỏ tràn vào khu tập thể Phú Minh (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khiến người dân lo lắng.

Dự báo cường độ áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão số 4

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4 sẽ có cường độ cấp 8 - 9.

Phân bổ tiền hỗ trợ 26 địa phương bị ảnh hưởng bão lũ

PHẠM ĐÔNG - MINH KHÔI |

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương sẽ tổ chức các đoàn giám sát việc phân bổ nguồn lực tại các địa phương nhận hỗ trợ do bị bão lũ.

Khách Hàn Quốc đổ xô du lịch Việt Nam dịp Trung Thu

Đan Thanh |

Kỳ nghỉ Tết Trung thu năm nay, khách Hàn Quốc du lịch nội địa và quốc tế tăng mạnh, đặc biệt tới Thái Lan, Việt Nam.