Kỳ vọng thoát cơn bĩ cực nhờ Nghị định 65 về trái phiếu riêng lẻ

Đức Mạnh |

Sau nhiều tháng ngóng chờ thì Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 153 về chào bán trái phiếu riêng lẻ đã được chính thức ban hành. Với nhiều quy định mới, Nghị định được kỳ vọng sẽ góp phần gỡ khó cho các nhà phát hành và giải toả cơn "khát" vốn cho các hoạt động kinh tế xã hội.

Nghị định 65 được kì vọng sẽ tháo gỡ nút thắt huy động vốn thông qua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Mặc dù kênh vốn tín dụng ngân hàng cũng được nới ở mức độ nhất định nhưng không thể đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nhất là các ngành có nhu cầu vốn trung và dài hạn như bất động sản và năng lượng.

Hồ sơ và phương thức chào bán chặt chẽ, đề cao minh bạch thông tin

Khác với các dự thảo trước đó, Nghị định 65 vẫn cho phép các doanh nghiệp được phát hành TPDN để đảo nợ, nhưng chỉ cho chính doanh nghiệp đó. Theo FiinRatings, điều này sẽ củng cố thêm nhu cầu tìm kiếm các kênh vốn khác để đảo nợ của các doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp bất động sản vốn sở hữu nhiều công ty con/liên kết để phát triển dự án.

Giá trị TPDN đáo hạn trong năm 2022 – 2023 theo nhóm ngành
Giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2022 - 2023 theo nhóm ngành. Ảnh: FiinRatings

Ngoài ra, các doanh nghiệp muốn phát hành TPDN riêng lẻ có thêm trách nhiệm công bố thông tin. Cụ thể, yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng phương án phát hành cần bổ sung các chỉ tiêu tài chính trong 3 năm liền kề và sự thay đổi sau khi phát hành (nếu có). Bao gồm tối thiểu 15 chỉ tiêu thay vì chỉ 5 chỉ tiêu ở Nghị định 153 trước đây.

Nghị định yêu cầu các doanh nghiệp phát hành phải báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm với Uỷ ban Chứng khoán về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ và được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện; báo cáo tình hình thực hiện các cam kết với người sở hữu trái phiếu.

Cơ cấu nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp sẽ sụt giảm 

Nghị định 65 đã sửa đổi Điều 8 về kiểm định tư cách nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp. Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp cần đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải đạt giá trị bình quân tối thiểu 2 tỉ đồng trong thời gian tối thiểu 6 tháng liền kề (không bao gồm giá trị vay ký quỹ và giá trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại). Kết quả xác nhận nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp sẽ có giá trị trong vòng 3 tháng kể từ ngày xác định.

Tỷ lệ nắm giữ TPDN của nhà đầu tư cá nhân đạt mức 32,6%, phần lớn là mua trung gian từ các CTCK
Tỉ lệ nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp của nhà đầu tư cá nhân đạt mức 32,6%, phần lớn là mua trung gian từ các công ty chứng khoán. Ảnh: FiinRatings

FiinRatings nhận định: "Chúng tôi đánh giá Nghị định 65 chưa xử lý triệt để hiện tượng môi giới chứng khoán mời gọi nhà đầu tư cá nhân không chuyên đầu tư vào các lô TPDN như một dạng tiền gửi tiết kiệm lãi suất cao. Song điều khoản nghiêm ngặt chắc chắn sẽ khiến các hình thức “lách luật” trở nên đắt đỏ hơn đáng kể.

Việc nâng mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp từ 100.000 đồng lên 100 triệu đồng cũng sẽ khiến cơ cấu nhà đầu tư cá nhân trong thời gian tới giảm đi nhiều so với thực tế hiện nay. Quy định mới về nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp được kỳ vọng giúp giảm thiểu khả năng gian lận thông qua tài khoản vay ký quỹ, hợp đồng ủy thác/góp vốn đầu tư...".

Bù lại, nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp được bảo vệ nhiều hơn khi có cơ chế báo cáo và trách nhiệm cam kết cao hơn, với quyền biểu quyết các vấn đề liên quan đến TPDN do họ sở hữu.

Giảm thiểu rủi ro mất cân đối nguồn vốn hệ thống ngân hàng

Các ngân hàng thương mại được dự báo sẽ hưởng lợi từ chính sách mới. Tín dụng bất động sản có đến 94% nguồn vốn là cho vay trung và dài hạn nhưng lại đang đè nặng lên hệ thống ngân hàng vốn có bản chất huy động ngắn hạn.

Nghị định 65 sẽ tạo hành lang pháp lý và chế tài rõ ràng, từ đó khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp tiếp cận kênh trái phiếu, giảm tải gánh nặng đối với nguồn tín dụng hiện nay. Các ảnh hưởng tích cực của Nghị định 65 cũng được kỳ vọng giúp phát triển thị trường TPDN thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chính, trả lại chức năng thực cho kênh tín dụng ngân hàng là nguồn vốn ngắn hạn tập trung cho vay tiêu dùng và mua nhà.

"Chúng tôi cho rằng nhu cầu về thị trường TPDN vẫn phải đợi các định chế tài chính phi ngân hàng như quỹ trái phiếu, quỹ hưu trí... để phát triển", chuyên gia phân tích.

Nâng cao tầm quan trọng của xếp hạng tín nhiệm

Nghị định 65 yêu cầu các các doanh nghiệp thuộc diện cần xếp hạng phải bổ sung kết quả xếp hạng tín nhiệm vào hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ.

Các chuyên gia từ FiinRatings đánh giá cao việc bắt buộc xếp hạng với một số trường hợp sẽ giúp loại bỏ vấn đề bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư cá nhân. Đây là đối tượng phần lớn còn bị hạn chế về kiến thức tài chính, năng lực tự phân tích và dễ bị dẫn dắt bởi các luồng thông tin không chính thống.

Mặt khác, doanh nghiệp cần xếp hạng nếu có tình hình tài chính lành mạnh, có dự án tốt sẽ có thể huy động được vốn với chi phí thấp hơn khi phần bù rủi ro đã được giảm thiểu.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Phía sau án phạt vì phát hành trái phiếu của Công ty Hồng Hoàng

Thanh Giang |

Kết quả thanh kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động phát hành trái phiếu cho thấy, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Hồng Hoàng và Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Bất động sản Seaside Homes vi phạm công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định.

Giám sát chặt dòng tiền huy động từ trái phiếu

Trí Minh |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

5 điểm mới trong Nghị định 153 sửa đổi về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Đức Mạnh |

Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.