Lo ngại nợ xấu ngân hàng ngày càng phình to

Cẩm Hà |

Báo cáo kết quả kinh doanh vừa được các ngân hàng công bố cho thấy, nợ xấu tại các ngân hàng đạt mức tăng trung bình 30% so với thời điểm đầu năm gây lo ngại về khả năng nợ xấu còn có xu hướng tiếp tục “phình” to trong các tháng cuối năm.

Nợ xấu tiếp tục tăng lên

Theo dữ liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính quý III/2020 của các ngân hàng, có tới 14/16 ngân hàng thương mại (NHTM) ghi nhận nợ xấu có mức tăng trung bình 30% so với thời điểm đầu năm cho thấy một thực tế là những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đang lan mạnh sang hoạt động của các ngân hàng.

Đồng tình với nhận định này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhìn nhận, trong 9 tháng đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng mọi mặt đời sống kinh tế. “Theo đó, khi doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn, nguồn thu giảm, khả năng trả nợ sẽ gặp nhiều khó khăn - đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng” - Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Cũng theo lãnh đạo NHNN, một nguyên nhân nữa là vấn đề kỹ thuật tính toán. Trong bối cảnh tác động của COVID-19, tình hình kinh tế khó khăn, cầu tín dụng không cao như những năm trước, do đó, tỉ lệ tương đối nợ xấu/dư nợ phát sinh cũng tăng lên. Đáng chú ý là trong thời gian tới, nếu tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp chưa rõ thời điểm kết thúc, gây khó khăn cho doanh nghiệp, thương mại quốc tế và thương mại dịch vụ cũng bị ảnh hưởng, nhiều khả năng làm nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng lên.

Bà Nguyễn Thị Hồng cho hay, để kiểm soát nợ xấu, NHNN giao cho các đơn vị chức năng đánh giá, dự báo, phân tích và đề ra biện pháp ứng phó tình hình, bảo đảm an toàn hệ thống, các tổ chức tín dụng.

Một vấn đề gây nhiều lo ngại là thời gian qua, thực hiện theo các nội dung trong Thông tư 01/2020/TT-NHNN, các NHTM đồng loạt triển khai việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đồng thời, thực hiện cơ cấu miễn giảm lãi, hoãn giãn nợ, gỡ khó cho doanh nghiệp và người dân. Chỉ tính đến giữa tháng 9.2020, hệ thống ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271.000 khách hàng với dư nợ 321.000 tỉ đồng. Do đó, ngoài những khó khăn chung do tác động của dịch bệnh COVID-19, việc Thông tư 01 sẽ có thời điểm hết hạn cũng gây nhiều lo lắng về việc nợ xấu sẽ có mức tăng mạnh khi doanh nghiệp và người dân không còn được cơ cấu lại nợ.

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

Trong khi đó, với việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, trong thời gian qua, công tác xử lý nợ xấu được thực hiện khá hiệu quả, các vướng mắc khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu đã được khắc phục. Cụ thể, theo thống kê về mặt số liệu luỹ kế từ ngày 15.8.2017 (thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực) đến ngày 30.9.2020, đã có 312,3 nghìn tỉ đồng nợ xấu được xử lý, nợ xấu nội bảng 167,9 nghìn tỉ đồng chiếm 53,8%, xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối đạt 74,9 nghìn tỉ đồng. Và các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) dưới hình thức trái phiếu đặc biệt được 69,5 nghìn tỉ đồng.

Ông Trần Đăng Phi - Phó Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, NHNN - cho biết, đến nay, khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, ngân hàng và xử lý nợ xấu được hoàn thiện phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam; sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD được giữ vững. Tính minh bạch trong hoạt động tín dụng của TCTD từng bước được cải thiện và chất lượng tín dụng cũng được cải thiện, tỉ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm. Các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỉ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD.

Còn ông Đỗ Giang Nam - Phó Tổng Giám đốc VAMC - cho rằng, Nghị quyết 42 khẳng định rõ ràng hơn quyền của chủ nợ của VAMC và TCTD; góp phần nâng cao ý thức của cá nhân, tổ chức trong việc trả nợ; tạo động lực khuyến khích các TCTD bán nợ xấu theo giá trị thị trường; giúp tạo lập thị trường mua bán nợ theo giá thị trường, bảo đảm nguyên tắc thị trường trong xử lý nợ xấu. Qua đó, Nghị quyết 42 tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế.

Cẩm Hà
TIN LIÊN QUAN

Lãnh đạo Ngân hàng nhà nước nói gì về nguyên nhân nợ xấu bật tăng?

Hương Nguyễn |

Có tới 14/16 ngân hàng thương mại công bố kết quả kinh doanh trong quý III nợ xấu tăng trung bình 30%, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nói gì về điều này?

Ngân hàng rao bán trại lợn, 100 tấn thuốc bảo vệ thực vật để xử lý nợ xấu

Mi Trần |

Thời gian qua nhiều ngân hàng ồ ạt rao bán, thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu. Tài sản được rao bán đa dạng từ bất động sản, dây chuyền sản xuất, máy móc, ô tô, thuốc bảo vệ thực vật, trang trại, đàn lợn giống...

Nỗi lo về nợ xấu từ trái phiếu bất động sản

Gia Miêu |

Chỉ trong tháng 8, giá trị phát hành trái phiếu đạt gần 40 nghìn tỉ đồng cho thấy các doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn nước rút của cuộc chơi trái phiếu, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.