Mía đường Việt Nam khốn đốn trong "cơn lốc" đường ngoại

Vũ Long |

Đường ngoại giá rẻ được nhập ồ ạt về trong 11 tháng qua khiến ngành mía đường Việt Nam lao đao, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.

Việt Nam thực hiện đúng cam kết

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, sau nhiều năm duy trì chính sách bảo hộ đối với ngành mía đường, từ ngày 1.1.2020, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), bằng cách không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và áp dụng mức thuế nhập khẩu 5%.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng của năm 2020, sau khi trừ đi lượng đường đã xuất theo loại hình sản xuất xuất khẩu, số lượng đường nhập khẩu vào thị trường trong nước lên đến 884.285 tấn, còn lớn hơn cả lượng đường sản xuất từ mía trong nước.

Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan chiếm tỉ lệ 87,67%. Ngoài ra, lượng đường nhập khẩu từ các nước Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanma cũng tăng mạnh...

Dưới tác động của “dòng thác” đường giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, giá đường nội địa đã giảm xuống mức rất thấp, khiến cho giá mía của Việt Nam cũng rất thấp.

Nông dân trồng mía lao đao

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, giá mua mía thấp khiến nhiều nông dân trồng mía lâm vào cảnh nợ nần, phải bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ.

Đây chính là nguyên nhân khiến diện tích mía nguyên liệu trong niên vụ vừa qua suy giảm trầm trọng. Nếu như trước đây, cả nước có 40 nhà máy mía đường hoạt động thì trong niên vụ 2019-2020 chỉ còn 29 nhà máy mía hoạt động.

Niên vụ 2020-2021, dự báo sẽ là một năm tiếp tục nhiều khó khăn với ngành mía đường Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. So với niên vụ 2019-2020, dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong tiếp tục đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả.

Cần giải pháp bảo vệ ngành mía đường trong nước

Lượng đường tồn tăng cao khi ngành mía đường trong nước không chống nổi với đường lậu. Ảnh: Trần Lưu
Lượng đường tồn tăng cao khi ngành mía đường trong nước không chống nổi với đường lậu. Ảnh: Trần Lưu

Ông Nguyễn Văn Lộc - quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía Đường cho hay, Hiệp hội Mía Đường Việt Nam đã có đầy đủ cơ sở dữ liệu để xác định đường nhập khẩu có nguồn gốc từ Thái Lan là đường phá giá và được trợ cấp để bán phá giá ra thị trường nước ngoài (theo các định nghĩa của quy tắc thương mại của WTO).

Ngành mía đường cũng có bằng chứng về đường nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, cũng như có mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

“Để “cứu” ngành mía đường trong nước và sinh kế của người nông dân trồng mía, Việt Nam hoàn toàn có thể quyết định áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với luật pháp quốc tế và các quy tắc giao thương của WTO đối với ngành đường là việc làm chính đáng nhằm bảo vệ ngành sản xuất, giúp tăng thu ngân sách và bảo vệ việc làm cho người trồng mía.

Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh các nước khác trong khối ASEAN đang áp dụng các biện pháp không chính thống”, ông Lộc cho hay.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương sẽ tiến hành điều tra theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản pháp luật liên quan nhằm thiết lập một môi trường cạnh tranh công bằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước trước các hành vi phản cạnh tranh từ bên ngoài.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng: Nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường

THEO CHINHPHU.VN |

Sáng 18.2, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường, Thủ tướng nêu rõ, “Nhà nước thì quyết tâm và có những giải pháp ủng hộ, nhưng Nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường, mà yêu cầu ngành mía đường phải cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

27 ngày nữa, đường ngoại nhập ồ ạt tràn vào “đe doạ” ngành mía đường

L.V |

Từ 1.1.2020, đường ngoại nhập trong khối ASEAN được hưởng thuế suất ưu đãi và không hạn ngạch sẽ ồ ạt vào Việt Nam, đe dọa ngành mía đường trong nước.

Doanh nghiệp mía đường Việt Nam có nguy cơ bị "khối ngoại" thâu tóm

Phong Nguyễn |

Những năm gần đây ngành mía đường đang lao đao vì đường ngoại nhập lậu vào Việt Nam. Từ năm 2020, hạn ngạch thuế quan đường nhập khẩu từ các nước ASEAN được xóa bỏ, ngành đường trong nước có nguy cơ bị thâu tóm.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.