Nhiều cơ hội để Việt Nam xuất khẩu vật tư y tế phòng dịch COVID-19

Đặng Chung |

Không chỉ có đủ năng lực sản xuất để phục vụ công tác y tế trong nước, nhiều doanh nghiệp Việt đang hướng tới xuất khẩu thiết bị y tế, để cùng cộng đồng quốc tế phòng, chống dịch COVID-19. Có điều, để có hướng đi lâu dài, để Việt Nam không trở thành “công xưởng gia công”, thì cần nỗ lực từ rất nhiều phía.

Khẳng định năng lực sản xuất vật tư y tế của Việt Nam

Việt Nam tặng 550.000 khẩu trang kháng khuẩn cho các nước Châu Âu; viện trợ nhiều thiết bị y tế cho Lào, Campuchia… Với những hành động này, Việt Nam đang nhận được nhiều lời cảm ơn từ chính phủ và truyền thông các nước trong công tác chung tay phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Đặc biệt, theo Tổng Công ty May 10, hiện có đối tác lớn đang đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế với giá trị 52 triệu USD. Một số nước cũng đang cân nhắc nhập khẩu vật tư và trang thiết bị y tế từ Việt Nam để phục vụ cho phòng chống dịch.

Đánh giá về những thông tin này, PGS-TS Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – cho rằng, trong bối cảnh các nước đều gặp khó khăn vì dịch bệnh, thì chúng ta đã chủ động được vật tư y tế, dù Việt Nam chưa phải là nước có tiềm lực mạnh về kinh tế. Việc này cho thấy hai điều.

“Thứ nhất, chúng ta đã kiểm soát được rất tốt tình hình dịch bệnh, các chính sách đảm bảo an sinh xã hội được người dân đồng tình. Chúng ta cũng không để xảy ra tình trạng khan hiếm các thiết bị y tế, đồ dùng thiết yếu. Điều này cho thấy năng lực của chúng ta có thể tự đảm bảo, ứng phó được khi xảy ra rủi ro.

Thứ hai, việc Việt Nam tài trợ được thiết bị y tế cho một số đối tác, đặc biệt các nước Châu Âu sẽ mang lại uy tín cho Việt Nam, đạt được niềm tin với các bạn hàng, thị trường lớn. Điều này mở ra tương lai cung cấp các thiết bị y tế, cũng như sản phẩm hàng hóa tiêu dùng khác cho thị trường quốc tế.

Điều khiến tôi rất ấn tượng là khi thấy các đối tác của mình gặp phải khó khăn, chúng ta sẵn sàng dành thiết bị y tế viện trợ cho họ. Điều này thể hiện tinh thần tương thân tương ái, truyền thống của người Việt không chỉ nằm ở phạm vi trong nước mà còn rộng ra thế giới”- PGS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

 
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường. Ảnh: Hoa Lê

Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương cũng cho rằng, sự kiện Việt Nam tài trợ thiết bị y tế cho các nước cho thấy chúng ta có đủ năng lực sản xuất để phục vụ công tác y tế trong nước và xuất khẩu. Từ một quốc gia thường xuyên nhận viện trợ y tế, nay Việt Nam đã trở thành nước cung cấp vật tư y tế cho nhiều nước, đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong phòng chống dịch.

Cần hướng đi lâu dài

Đánh giá cao năng lực sản xuất vật tư y tế của Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra cơ hội và rủi ro của các doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực này.

PGS-TS Hoàng Văn Cường cho rằng, trong bối cảnh thị trường đang rất khó khăn, thiếu thiết bị y tế, việc các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước tập trung đầu tư vào việc sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ, hay các thiết bị y tế khác là hành động để chung tay giải quyết khó khăn, thiếu hụt về sản phẩm thiết yếu.

“Không nên hiểu đây là cơ hội để kiếm tiền của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xác định sẽ đầu tư, sản xuất lâu dài về lĩnh vực này thì cần rất nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp các nước cả về chất lượng và giá cả” – PGS Hoàng Văn Cường nêu quan điểm.

Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương thì cho rằng, hiện nay thị trường không có biên giới, nếu chúng ta làm được sản phẩm nào đủ tốt, đáp ứng được nhu cầu của họ, giá cả cạnh tranh thì họ sẽ tìm đến chúng ta. Thử thách lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam lúc này là phải làm được sản phẩm đạt chuẩn và giá thành cạnh tranh nhất.

“Việt Nam có năng lực sản xuất nhiều mặt hàng chứ không chỉ vật tư y tế, tuy nhiên chưa đầu tư mạnh vào việc nghiên cứu. Ví dụ như nghiên cứu thị trường, công nghệ sản xuất để làm được những sản phẩm cạnh tranh được với nước ngoài. Các doanh nghiệp của Việt Nam đang quen với việc các đối tác đến đặt đơn hàng rồi chúng ta gia công, nên giá trị gia tăng không cao, mới dừng ở việc lấy công làm lời"- chuyên gia Trần Sĩ Chương nhấn mạnh.

Ông cho rằng, doanh nghiệp phải có chiến lược bứt phá ra khỏi vòng an toàn này. Chỉ khi ngay ở khâu sản xuất, chúng ta hướng đến việc làm được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của quốc tế, thì mới có cơ hội đưa sản phẩm ra thế giới.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp xuất khẩu tìm hướng vượt khó mùa dịch

Gia Miêu |

Mặc dù tình trạng giao thương đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu TPHCM trong 3 tháng vẫn được ghi nhận con số tăng hơn so với cùng kỳ.

Đồ bảo hộ chống COVID-19 sản xuất tại Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển sang Mỹ

Thanh Hà |

Quần áo bảo hộ chống COVID-19 sản xuất tại Việt Nam sẽ tiếp tục được chuyển sang Mỹ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông tin.

Nhận 10.000 khẩu trang giúp người dân Campuchia sau 1 giờ vận động

Kỳ Quan |

Chỉ trong 1 giờ thông báo vận động, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Long An đã tiếp nhận  khoảng 10.000 khẩu trang để hỗ trợ cho người dân nước bạn Campuchia phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Cựu Chủ tịch FLC và 2 em gái xin giảm án

Việt Dũng |

Trong số 25 người kháng cáo, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và em gái đều xin giảm nhẹ hình phạt và giảm trách nhiệm dân sự.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp xuất khẩu tìm hướng vượt khó mùa dịch

Gia Miêu |

Mặc dù tình trạng giao thương đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu TPHCM trong 3 tháng vẫn được ghi nhận con số tăng hơn so với cùng kỳ.

Đồ bảo hộ chống COVID-19 sản xuất tại Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển sang Mỹ

Thanh Hà |

Quần áo bảo hộ chống COVID-19 sản xuất tại Việt Nam sẽ tiếp tục được chuyển sang Mỹ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông tin.

Nhận 10.000 khẩu trang giúp người dân Campuchia sau 1 giờ vận động

Kỳ Quan |

Chỉ trong 1 giờ thông báo vận động, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Long An đã tiếp nhận  khoảng 10.000 khẩu trang để hỗ trợ cho người dân nước bạn Campuchia phòng, chống dịch bệnh COVID-19.