Sự đói vốn khiến doanh nghiệp tư nhân còi cọc, chậm lớn

Vũ Long |

Số lượng doanh nghiệp tư nhân không chỉ chưa đạt mục tiêu đề ra, mà quy mô doanh nghiệp đa số rất còi cọc do thiếu vốn.

Đa số doanh nghiệp tư nhân thiếu về số lượng, bé về quy mô

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện Kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đối mặt với cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, hơn 30 năm sau đổi mới, tại Hội nghị Trung ương 5, khóa XII (10.2017), lần đầu tiên, Nghị quyết 10 của Đảng đã coi “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xác nhận vị thế chính thức và vai trò chức năng cụ thể của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi kinh tế tư nhân không đơn thuần là một “thành phần kinh tế”, cũng không chỉ là một “động lực phát triển” nói chung mà là “một động lực phát triển quan trọng”.

Tuy nhiên, ông Thiên cũng chỉ ra rằng, tuyệt đại đa số doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thuộc các chủ thể “nhỏ và vừa”, trong đó “nhỏ li ti” chiếm phần đông đảo nhất. Về cơ cấu ngành, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo - nền tảng của công nghiệp hóa, trụ cột của sự hùng cường kinh tế - chỉ chiếm 14%. Đa số doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng.

Cần gỡ nút thắt về thủ tục vay vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh: Vũ Long
Cần gỡ nút thắt về thủ tục vay vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh: Vũ Long

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, điều đáng ngại là, sự quan tâm chủ yếu dành cho việc tăng số lượng doanh nghiệp, coi việc thành lập nhiều doanh nghiệp mới là một trong những thành tích chủ yếu. “Chất lượng”, “hiệu quả”, “giá trị gia tăng cao” của từng doanh nghiệp và đặc biệt, sức liên kết của các doanh nghiệp Việt với tư cách là sức mạnh tổng thể, là thế lực quốc gia trong cuộc đua tranh quốc tế vẫn chưa được đặt đúng tầm trong cả nhận thức lẫn hành động.

“Thực trạng là hiện nay khu vực kinh tế hộ gia đình-lực lượng kinh tế nhỏ yếu nhất-lại đóng góp khoảng 33% GDP, lớn gấp hơn 3 lần đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, với mức đóng góp chỉ khoảng 10%”- ông Thiên cảnh báo.

TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cũng chỉ ra thực trạng, không chỉ chất lượng ở mức thấp, số lượng doanh nghiệp vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra.

“Cả nước có gần 638.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, thấp xa so với mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết Trung ương 10 là đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp” – PGS.TS Lê Xuân Nghĩa chỉ rõ.

Doanh nghiệp tư nhân còi cọc vì đói vốn

Ông Cao Tiến Đoan - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ rõ: Doanh nghiệp luôn xác định “tiền là máu, nếu doanh nghiệp thiếu tiền ví như cơ thể thiếu máu”, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thiếu vốn sẽ kéo lùi sự tăng trưởng, thậm chí dẫn đến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động.

Do đó, tiếp cận nguồn vốn là một trong những vấn đề lớn được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm hiện nay, trở thành một trong những nội dung quan trọng, mang tính thời sự, quyết định đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân.

Giải quyết các vấn đề về vốn cho doanh nghiệp không thể diễn ra trong thời gian ngắn, ngày một ngày hai, mà là suốt chặng đường hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay “các quy định về thủ tục vay vốn đối với doanh nghiệp tư nhân hiện nay đang tồn tại khá nhiều vướng mắc, thủ tục giấy tờ hồ sơ vay vốn rườm rà, nhiều ràng buộc, không nhất quán; sự phối hợp giữa các ngân hàng thương mại và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thiếu thống nhất, dẫn đến sự cứng nhắc trong thủ tục, hồ sơ, quá trình thẩm định vay vốn kéo dài, nhiều tiêu chí khắt khe quá mức, chưa tháo gỡ được những khó khăn cho doanh nghiệp trong điều kiện thực tế” - ông Đoan nói.

PGS.TS Trần Đình Thiên thẳng thắn cho rằng, khu vực doanh nghiệp tư nhân đang đương đầu với tình trạng bị suy yếu do khát vốn. Nhiều doanh nghiệp đóng cửa, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị chấn động mạnh, nguy cơ nợ xấu tăng. Nền kinh tế có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội phục hồi nhanh và bứt phá mạnh.

Trong hai tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng 14,5% so cùng kỳ 2022; có 51.400 doanh nghiệp đóng cửa, vượt xa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay lại hoạt động (37.900) và gấp đôi số đóng cửa trong 2 năm COVID-19.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Không quy định thành lập Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp tư nhân

Nhóm PV |

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở không quy định về thành lập Ban Thanh tra nhân dân tại doanh nghiệp và tổ chức khác có sử dụng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước.

Bình Dương: Các doanh nghiệp tư nhân khởi công các dự án nhà ở xã hội

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 800.000 lao động ngoại tỉnh vẫn đang đi ở trọ, đời sống bấp bênh. Nhiều người đã tìm mua nhà ở xã hội, tuy nhiên nguồn cung khan hiếm. Trong giai đoạn này, nhiều doanh nghiệp tư nhân sẽ tham gia vào phát triển các khu nhà ở giá rẻ cho công nhân.

Nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia xây nhà ở xã hội cho NLĐ ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Tại Bình Dương trong thời gian tới nhiều doanh nghiệp tư nhân sẽ tham gia cùng với nhà nước phát triển mạnh mẽ các dự án nhà ở xã hội (NOXH), phục vụ chỗ ở ổn định cho người lao động nhập cư.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.