Thành lập Hiệp hội sản xuất Sâm Việt Nam, tránh "trồng sâm trên giấy"

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Hoạt động của Hiệp hội sản xuất Sâm Việt Nam (Hiệp hội Sâm) phải phù hợp, tạo sự đồng thuận của địa phương và doanh nghiệp cùng phát triển ngành Sâm Việt Nam vươn tầm quốc tế. Tránh "trồng sâm trên giấy."

Nhiều ý kiến trái chiều

Ban Vận động thành lập Hiệp hội Sâm vừa được Bộ NNPTNT công nhận, gồm 16 thành viên, do ông Võ Kim Cự - Chủ tịch Hội đồng quản lý, Viện trưởng Viện Bảo tồn và Phát triển sâm Ngọc Linh Việt Nam làm Trưởng ban.

Trong Ban Vận động, có 9/16 thành viên thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Y Dược sâm Ngọc Linh (trụ sở tại phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội), do ông Cự làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Lễ hội Sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My, Quảng Nam thu hút đông đảo du khách tham gia. Ảnh Hoàng Bin
Lễ hội Sâm Ngọc Linh 2023 tại huyện Nam Trà My, Quảng Nam thu hút đông đảo du khách tham gia. Ảnh Hoàng Bin

Một số doanh nghiệp trồng, sản xuất sâm cho rằng gần như những đơn vị thuộc Ban Vận động đều ở Hà Nội, họ không phải những người trực tiếp trồng sâm.

Tại lễ hội Sâm Ngọc Linh 2023 (diễn ra từ 1.8), lãnh đạo huyện Nam Trà My cho biết, trên địa bàn huyện có hơn 20 doanh nghiệp đầu tư vào trồng Sâm Ngọc Linh cùng với người dân địa phương, tổng diện tích gần 810ha với khoảng hơn 3 triệu cây.

Vì vậy, huyện đề nghị tỉnh Quảng Nam có một tiếng nói chung để kết nạp một số doanh nghiệp chuyên trồng sâm trên địa bàn tỉnh, kể cả một số hộ đăng ký trồng sâm trên địa bàn huyện, có như vậy mới đảm bảo thiết thực, hiệu quả của Hiệp hội này, ông Trần Văn Mẫn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết.

Thực tế, doanh nghiệp của ông Võ Kim Cự chưa có đầu tư hay thuê môi trường rừng để trồng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, ông Trần Văn Mẫn cho biết thêm.

Huyện Tu Mơ Rông là thủ phủ trồng Sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum. Ảnh Hoàng Bin
Huyện Tu Mơ Rông là thủ phủ trồng Sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum. Ảnh Hoàng Bin

Trao đổi với báo Lao Động ngày 2.8, ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum nêu quan điểm, việc thành lập Hiệp hội Sâm thì phải bao gồm những đơn vị sản xuất Sâm, có vùng nguyên liệu, hoặc liên kết, sản xuất Sâm Ngọc Linh và phải trên tinh thần tự nguyện, các doanh nghiệp cùng tham gia vì lợi ích chung.

"Trên địa bàn huyện có 1 công ty tham gia trong Ban Vận động, nhưng công ty đó chỉ làm dự án khoa học của Bộ KH&CN, nên cũng không hợp lý lắm", ông Võ Trung Mạnh nói.

Du khách tham quan, mua sắm tại Phiên chợ Sâm huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum 2023. Ảnh Hoàng Bin
Du khách tham quan, mua sắm tại Phiên chợ Sâm huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum 2023. Ảnh Hoàng Bin

Trong văn bản phản hồi theo đề nghị của Bộ Nội vụ về việc tham gia ý kiến thành lập Hiệp hội sản xuất Sâm Việt Nam, ông Trần Út - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Nam cho rằng, Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu khác, là đơn vị chủ lực triển khai chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Vì vậy, việc không có một tổ chức, cá nhân nào ở Quảng Nam tham gia vào Ban Vận động là chưa hợp lý. Đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu bổ sung nội dung này.

Thành lập Hiệp hội Sâm là cần thiết

Ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng việc thành lập Hiệp hội sản xuất Sâm Việt Nam là cần thiết và địa phương rất ủng hộ. Còn cách làm như thế nào thì phải do cách thức hoạt động của Hiệp hội làm sao cho phù hợp.

Khi các cá nhân, doanh nghiệp tham gia sẽ dễ dàng trong việc bảo vệ giống sâm thật, cùng với đó người dùng dễ dàng tránh sâm giả. Đồng thời, sẽ có nhiều cơ hội để tuyên truyền, quảng bá và kể cả đầu tư lâu dài vào sâm Ngọc Linh. “Nếu làm tốt thì các địa phương, doanh nghiệp sẽ cùng tham gia vào, cùng chung tay để phát triển ngành sâm Việt Nam mang thương hiệu quốc tế”, ông Bửu nói.

Những dự án “trồng Sâm trên giấy” gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu Sâm Ngọc Linh. Ảnh Hoàng Bin
Những dự án “trồng sâm trên giấy” gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu Sâm Ngọc Linh. Ảnh Hoàng Bin

Các địa phương cũng mong muốn Hiệp hội Sâm cần đi vào thực chất, việc “trồng sâm trên giấy" sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu cũng như chất lượng của Sâm Ngọc Linh.

"Tránh trường hợp doanh nghiệp không sản xuất sâm mà lợi dụng vào trục lợi, như đã từng xảy ra tại huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum", ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch huyện Tu Mơ Rông nói.

Sâm Ngọc Linh có giá dao động từ 85 triệu đến 165 triệu/kg được bày bán tại Lễ hội sâm Ngọc Linh 2023 (huyện Nam Trà My, Quảng Nam). Ảnh Hoàng Bin
Sâm Ngọc Linh có giá dao động từ 85 triệu đến 165 triệu/kg được bày bán tại Lễ hội sâm Ngọc Linh 2023 (huyện Nam Trà My, Quảng Nam). Ảnh Hoàng Bin

Theo Ban vận động thành lập Hiệp hội sản xuất Sâm Việt Nam, để sâm Việt Nam nói chung và Sâm Ngọc Linh nói riêng đủ sức cạnh tranh, thì cần có chuỗi giá trị từ nghiên cứu khoa học đến sản xuất giống, thu mua, sản xuất chế biến và thương mại.

Hiện Ban Vận động đang kết nối với các địa phương, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực sâm Việt Nam để chuẩn bị các công tác liên quan để Hiệp hội sản xuất Sâm Việt Nam sớm đi vào hoạt động.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Đường sạt lở khẩn cấp tại Quảng Nam vẫn ì ạch sửa chữa

Hoàng Bin |

3 tuyến ĐH1, ĐH2 và ĐH5 dài hơn 70 km lên huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam được đầu tư gần 400 tỉ đồng để sửa chữa, nhưng hiện tiến độ rất chậm, ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân.

Hé lộ "ma trận" của đường dây tín dụng đen 20.000 tỉ đồng khiến người vay sập bẫy

Hoàng Bin |

Đường dây tội phạm cho vay nặng lãi có quy mô 20.000 tỉ đồng - lớn nhất từ trước đến nay trên cả nước, vừa được Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Công an và Công an các tỉnh, thành triệt phá thành công. Từ thông tin của cơ quan điều tra và lời khai của các đối tượng trong đường dây, “ma trận” dẫn dụ người vay sập bẫy dần được hé lộ.

Sau bão, nhiều tuyến đường vào thủ phủ sâm Ngọc Linh bị hư hại

THANH TUẤN |

Cứ vào mùa mưa lũ, nhiều tuyến đường dẫn vào huyện Tu Mơ Rông - một trong những huyện khó khăn, xa xôi nhất của tỉnh Kon Tum - lại bị hư hỏng, đất vùi đá lấp. Người dân mong muốn sửa lại đường để giao thương thuận lợi, du khách dễ dàng vào tham quan vườn sâm Ngọc Linh trên núi.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.