Thúc đẩy Công nghiệp hỗ trợ: Ngành công nghiệp phục hồi mạnh mẽ

Quang Lâm |

Theo Cục Công nghiệp, giá trị tăng thêm, ngành công nghiệp tăng 8,48%, tăng cao hơn so với mức tăng chung của nền kinh tế (tăng 6,42%) và tăng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (6 tháng 2021, tăng 5,74%).

Phục hồi mạnh mẽ

Ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương - cho biết, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 128/2021 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” tình hình sản xuất công nghiệp trong nước đã có những bước hồi phục mạnh mẽ, từng bước khắc phục và nối lại được các chuỗi cung ứng trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với sản lượng sản phẩm và số lượng đơn hàng mới đều gia tăng.

Do vậy, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,48%, tăng cao hơn so với mức tăng chung của nền kinh tế (tăng 6,42%) và tăng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước (6 tháng 2021, tăng 5,74%)”.

Quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục mở rộng với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%. Trong phạm vi cả nước, có tới 61/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng và nhiều địa phương tăng ở mức rất cao, như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Nam, Bình Phước…

Tuy vậy, ông Ngô Khải Hoàn cũng thừa nhận, sản xuất công nghiệp trong nước vẫn có những hạn chế, khó khăn nhất định với các “điểm nghẽn”, mặc dù đã từng bước được khắc phục nhưng còn chậm, chưa mang tính đột phá, gồm 4 điểm nghẽn chính như: Nội lực của nền công nghiệp trong nước còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI; Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao.

Bên cạnh đó, các công đoạn có giá trị gia tăng cao như sản xuất nguyên phụ liệu, thiết kế, marketing vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI nắm giữ; Năng lực của các doanh nghiệp còn ở mức thấp, năng lực cạnh tranh, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn rất hạn chế; Trình độ công nghệ còn chậm được cải thiện trong thời gian gần đây, mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong nước đối với cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn còn ở mức thấp.

Hoàn thiện hành lang pháp lý để phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, từ đầu năm, Cục Công nghiệp - đã tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm. Cục Công nghiệp được lãnh đạo bộ giao xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp. Hồ sơ đã được Chính phủ thông qua chủ trương và Chính phủ cũng đã thông qua các chính sách dự kiến quy định tại Dự án Luật và đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng Luật năm 2023.

Hiện tại, Cục Công nghiệp đang tiến hành tiếp thu ý kiến thẩm tra của các cơ quan Quốc hội để báo cáo lại Thủ tướng trong tháng 7.2022.

Cục được giao xây dựng 2 Nghị định và đã hoàn thiện trình Chính phủ xem xét, phê duyệt Nghị định sửa đổi Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 3.11.2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 67/2013 về kinh doanh thuốc lá, trong đó có xem xét chính sách quản lý Nhà nước đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với mặt hàng này. Hiện Cục đang đôn đốc và tiếp thu ý kiến các bộ, ngành để trình Chính phủ trong tháng 7.2022.

Cục đã hoàn thiện trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ từ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, làm căn cứ để phát triển ngành công nghiệp vật liệu, tạo tiền đề để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nền tảng.

Hoàn thiện trình Chính phủ xem xét, phê duyệt đối với Chiến lược phát triển ngành Dệt may và da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035; Trong 6 tháng cuối năm, Cục Công nghiệp xác định tiếp tục tập trung triển khai 4 nhiệm vụ lớn. Trong đó khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật phát triển công nghiệp để báo cáo Thủ tướng trong tháng 7.2022, trình Quốc hội dự án Luật phát triển công nghiệp vào năm 2023.

Quang Lâm
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng

Vũ Long |

Sáng 14.7, thông tin tại hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022, bà Nguyễn Thị Thúy Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) - cho biết ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 9,66%.

Cơn khát nguyên liệu kéo dài ở ngành công nghiệp phụ trợ

THU GIANG |

Ngành công nghiệp trong nước đang bước vào giai đoạn phục hồi sau dịch COVID-19 nhưng gặp phải nhiều trở ngại do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu vẫn đang diễn ra, đặc biệt là ngành  sản xuất linh kiện điện tử.

Ninh Bình: Thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất công nghiệp

DIỆU ANH |

Ninh Bình Trong 6 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Ninh Bình tăng 1,08%, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Ninh Bình ước đạt gần 48.000 tỉ đồng.

Dự báo áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão số 4 giật cấp 10

AN AN |

Cơ quan khí tượng của Việt Nam dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão số 4 trên Biển Đông.

Tổng thống Putin ký lệnh tăng quy mô quân đội Nga

Ngọc Vân |

Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh chính thức tăng quy mô quân đội Nga lên gần 2,4 triệu người.

Trường 3 cấp học ở Đồng Nai nợ bảo hiểm hơn 3 tỉ đồng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Trường TH-THCS-THPT Lê Quý Đôn - huyện Tân Phú bị đề nghị không giao chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2024- 2025.

Mắc bẫy lừa đảo mua "combo du lịch" vì ham rẻ

LƯƠNG HẠNH |

Đánh vào tâm lý "ham rẻ" khi tham quan, nghỉ dưỡng của người dân, đối tượng lừa đảo đã mạo danh công ty, phòng vé bán combo, vé máy bay du lịch.

Những lô trái phiếu giá trị lớn đã xuất hiện

Lục Giang |

Ngoài trái phiếu ngân hàng, thị trường trái phiếu ghi nhận những tín hiệu tích cực từ nhóm bất động sản với những lô trái phiếu giá trị lớn.