Tiếp vụ “Công tác đấu thầu tại một số dự án của PVC”: Cố tình lấp liếm, kém cầu thị

ĐỨC THÀNH |

Sau loạt bài về những khuất tất trong công tác đấu thầu tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (Dự án) do PVC làm tổng thầu EPC, Báo Lao Động nhận được nhiều phản ánh từ bạn đọc đề nghị tiếp tục xác minh và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm nếu có sai phạm. Để thông tin khách quan, ngày 7.8 phóng viên Báo Lao Động đã có buổi làm việc với Ban lãnh đạo của PVC sau rất nhiều lần liên lạc.

Hiện tại, Báo Lao Động mới chỉ đề cập tới một số vấn đề nổi cộm tại hai gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” và “Hệ thống vận chuyển than và đá vôi” trong số hàng chục gói thầu khác tại dự án. Xuyên suốt hai gói thầu trên, nội dung chủ yếu là việc xem xét chọn lựa điều kiện dự thầu, những thay đổi trong quá trình đấu thầu cho thấy HĐQT PVC có nhiều dấu hiệu thể hiện tính độc đoán, chủ quan và không dựa trên căn cứ đánh giá của Tổ công tác đấu thầu.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Quý Phong - Trợ lý HĐQT PVC - cho rằng, Lao Động đăng tải một số thông tin “gây hiểu lầm”. Cụ thể: Ông Nguyễn Quý Phong cho rằng, thông tin “HĐQT PVC đã hai lần gạt bỏ tư cách dự thầu của Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX (Liên danh PVEIC - PV) là không chính xác. Về việc này, Báo Lao Động khẳng định lại: Ngày 25.10.2016, Tổng GĐ PVC có tờ trình số 3652/TTr-XLXK về việc phê duyệt kết quả đánh giá HSĐXKT, đề nghị HĐQT của PVC phê duyệt trong đó có Liên danh trên. Sau đó Quyết định 860/QĐ-XLDK phê duyệt kết quả đánh giá HSĐXKT của HĐQT PVC không có tên Liên danh PVEIC.

Chưa thống nhất với quan điểm trên của HĐQT nên Tổng Giám đốc PVC đã có văn bản kèm theo Báo cáo số 3141 ngày 19.10.2016 của Tổ công tác đấu thầu vẫn giữ nguyên quan điểm Liên danh PVEIC đủ tư cách dự thầu. Lần này, HĐQT PVC tiếp tục ra văn bản số 940/XLDK-HĐQT không chấp nhận với giải trình của Tổng Giám đốc PVC... Như vậy, cả hai lần kiến nghị của Tổng Giám đốc PVC và Tổ công tác đấu thầu về việc Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX đủ tư cách dự thầu đều bị HĐQT PVC gạt bỏ.

Trong bài viết: “Dấu hiệu khuất tất ngày càng lộ rõ” đăng ngày 20.7 có thông tin “HĐQT PVC ra văn bản số 868/XLDK -HĐQT nêu lên 2 lý do loại bỏ Liên danh PVEIC - TBDST - TEMEX, mà lý do cốt lõi dẫn tới việc loại bỏ nhà thầu trên là “vi phạm đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu theo Luật Đấu thầu”. Ông Phong cho rằng “không có lý do nào là cốt lõi và bản chất không thể đánh giá lý do nào là cốt lõi”(!). Về vấn đề này, với bất kỳ một hồ sơ mời thầu nào yếu tố cốt lõi là phải đảm bảo cạnh tranh, khi đã đảm bảo cạnh tranh mới xét tới các kết quả đánh giá kỹ thuật. Ngược lại, nếu không đảm bảo cạnh tranh thì yếu tố đánh giá kỹ thuật khi ấy khó được xem xét tới.

Trên thực tế, văn bản 868 đã “ưu tiên” đặt vấn đề “về đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu” ngay hàng đầu trong các lý do loại Liên danh PVEIC. Ông Phong cũng cho rằng, việc “HĐQT PVC ban hành quyết định “phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật vật liệu bảo ôn” căn cứ trên văn bản 5044/BDDTB2-KTKH của Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. Từ đây có thể hiểu quyết định “khó hiểu” của HĐQT PVC cố tình áp dụng Luật Đấu thầu là theo chỉ đạo của Ban Quản lý dự án, dù (có thể) biết cơ hội đảm bảo tính cạnh tranh sẽ cao hơn nếu căn cứ trên đề xuất của Tổng giám đốc và ý kiến đánh giá của Ban công tác đấu thầu.

Tại nội dung bài viết “Cắt giảm hạng mục, giá đắt hơn cả triệu USD” đăng ngày 2.8, ông Nguyễn Quý Phong cho rằng thông tin “ngày 20.8.2013, HĐQT PVC ra Nghị quyết số 644/NQ-XLDK khẳng định sẽ không hủy thầu” là chưa chính xác. Thực tế, trước văn bản 644, tại văn bản 582/XLDK-HĐQT ngày 1.8.2013, Chủ tịch HĐQT PVC Bùi Ngọc Thắng đã ký và gửi Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xin ý kiến chỉ đạo về nội dung như sau: “PVC cân nhắc 3 phương án xử lý tình huống như sau: Phương án 1: Hủy kết quả đấu thầu, tổ chức đấu thầu lại từ đầu; Phương án 2: Không hủy thầu, thực hiện hoàn chỉnh lại phạm vi công việc… tiến hành mời cả 3 nhà thầu chào bổ sung…; Phương án 3: Tiếp tục đàm phán với FLSmidth…”. Đồng thời, PVC cũng đề xuất “cho phép người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại PVC trong HĐQT được biểu quyết thực hiện theo phương án 2…”. Ngày 20.8.2013, tại Điều 1, văn bản 644 do ông Bùi Ngọc Thắng ký có nội dung: “Thực hiện hoàn chỉnh lại phạm vi công việc… tiến hành mời cả 3 nhà thầu làm rõ/chào bổ sung…”. Từ hai văn bản trên, đủ khẳng định PVC quyết định chọn phương án 2: Không hủy thầu!

Báo Lao Động cũng thông tin lại thiếu sót trong bài viết “HĐQT PVC ra quyết định vội vã, bỏ qua tư vấn chuyên môn” ngày 31.7 như sau: “Ngày 1.8.2013, Chủ tịch HĐQT PVC - ông Đào Ngọc Thắng đã ký văn bản số 582/XLDK-HĐQT xin ý kiến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”. Chính xác phải là ông Bùi Ngọc Thắng. Tại bài viết “Công tác đấu thầu tại một số dự án của PVN: Lộ diện nhiều sai phạm?” đăng ngày 18.7 có nội dung “Phải đến 3 ngày sau, HĐQT PVN mới ban hành văn bản số 868/XLDK-HĐQT...”. Chính xác là văn bản 868 được ban hành cùng ngày với văn bản 860/XLDK-HĐQT, ngày 28.10.2016.

Báo Lao Động hoanh nghênh sự hợp tác của lãnh đạo PVC khi đã chỉ đạo cán bộ làm việc cùng PV Báo Lao Động. Tuy nhiên, với những tài liệu rõ ràng, việc thiếu tinh thần cầu thị và cố tình lấp liếm câu chữ của ông Nguyễn Quý Phong không đủ che khuất những nghi vấn tại các gói thầu tại Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.

Báo Lao Động sẽ tiếp tục làm rõ những nghi vấn về hai gói thầu trên và thông tin về các gói thầu khác tại Dự án này.

ĐỨC THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Đấu thầu tại một số dự án của PVC: Cắt giảm hạng mục, giá đắt hơn cả triệu USD

ĐỨC THÀNH |

Như Lao Động đã phản ánh trên số báo 176 ngày 31.7.2017, tại Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gói thầu “Hệ thống vận chuyển than và đá vôi” (Gói thầu - PV) sau nhiều khó khăn mới tìm được nhà thầu. Tuy nhiên, sau đó HĐQT TCty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) quyết định “bẻ lái”, hủy thầu để cuối cùng chấp nhận giá trúng thầu cao hơn giá trước khi hủy thầu hàng chục tỉ đồng. Ngoài ra, tại Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư và TCty Lắp máy Việt Nam (Lilama) làm tổng thầu cũng đang nằm trong nghi vấn về chất lượng tại một số gói thầu.

Hội đồng quản trị PVC quyết định vội vã, bỏ qua tư vấn chuyên môn

ĐỨC THÀNH |

Sau khi Lao Động đăng loạt bài về những khuất tất trong gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” tại Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (Dự án) do TCty CP Xây lắp Dầu khí VN - PVC (Cty con của PVN) làm tổng thầu, đến nay vẫn chưa được HĐQT PVC trả lời thỏa đáng. PV Báo Lao Động lại tiếp tục phát hiện những vấn đề nghiêm trọng hơn trong một gói thầu khác cũng tại dự án này.

Về đâu chợ nổi miền Tây?

NHÓM PV |

Từng là nơi giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền nhưng các chợ nổi ở miền Tây đang đứng trước nguy cơ chìm dần do vắng bóng thương hồ.

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

Còn 9 nạn nhân mất tích trong vụ lở núi ở Làng Nủ

Đinh Đại |

Lào Cai - Lực lượng chức năng huyện Bảo Yên đã tìm thấy thi thể một nạn nhân mất tích trong vụ lở núi xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.

Phường lên tiếng vụ nước ngập nhà dân do thi công âu thuyền

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Cần Thơ - Sau phản ánh của Lao Động, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi và tìm hướng khắc phục cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi âu thuyền Cái Khế.

Phá cửa xếp, dập tắt đám cháy nhà dân ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Hải Phòng - Chiều 27.9, Công an TP Hải Phòng thông tin vụ cháy nhà dân ở phường Đông Hải 2 (quận Hải An).

Đấu thầu tại một số dự án của PVC: Cắt giảm hạng mục, giá đắt hơn cả triệu USD

ĐỨC THÀNH |

Như Lao Động đã phản ánh trên số báo 176 ngày 31.7.2017, tại Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gói thầu “Hệ thống vận chuyển than và đá vôi” (Gói thầu - PV) sau nhiều khó khăn mới tìm được nhà thầu. Tuy nhiên, sau đó HĐQT TCty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) quyết định “bẻ lái”, hủy thầu để cuối cùng chấp nhận giá trúng thầu cao hơn giá trước khi hủy thầu hàng chục tỉ đồng. Ngoài ra, tại Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư và TCty Lắp máy Việt Nam (Lilama) làm tổng thầu cũng đang nằm trong nghi vấn về chất lượng tại một số gói thầu.

Hội đồng quản trị PVC quyết định vội vã, bỏ qua tư vấn chuyên môn

ĐỨC THÀNH |

Sau khi Lao Động đăng loạt bài về những khuất tất trong gói thầu “Vật liệu bảo ôn cách nhiệt” tại Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (Dự án) do TCty CP Xây lắp Dầu khí VN - PVC (Cty con của PVN) làm tổng thầu, đến nay vẫn chưa được HĐQT PVC trả lời thỏa đáng. PV Báo Lao Động lại tiếp tục phát hiện những vấn đề nghiêm trọng hơn trong một gói thầu khác cũng tại dự án này.