TPHCM xác định cần tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ

Huyền Anh |

Chiều 28.2, tại TPHCM, hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu” do Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương TPHCM và báo Tuổi Trẻ tổ chức đã diễn ra.

Phát biểu tại hội thảo, ông Ngô Minh Châu - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - cho biết: Trong thời gian qua, công nghiệp thành phố đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của kinh tế thành phố (chiếm khoảng 18% GRDP). Đặc biệt, trong giai đoạn từ 2016 đến nay, cơ cấu ngành công nghiệp TPHCM đã chuyển dịch đúng định hướng, cơ cấu 4 ngành công nghiệp trọng yếu tăng từ 52,8% năm 2016 lên 55,82% năm 2020.

Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng, góp phần tăng tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong toàn ngành công nghiệp.

Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM, phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp quan trọng để cải thiện chất lượng nền kinh tế, phát triển bền vững và tránh bẫy thu nhập trung bình; giúp tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy mạnh tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Từ đó, tạo tính lan tỏa mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.

Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP Hồ Chí Minh cần nâng cao giá trị gia tăng để có thể tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: VPG
Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP Hồ Chí Minh cần nâng cao giá trị gia tăng để có thể tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: VPG

Nhận thức được vai trò của công nghiệp hỗ trợ, thành phố đã xác định đây là lĩnh vực ưu tiên cần tập trung phát triển. Chính vì vậy, từ Đại hội X đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân TPHCM đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai rất nhiều giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ như: thành lập Ban Chỉ đạo phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố; thành lập Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố trực thuộc Sở Công Thương; cùng với một số giải pháp cụ thể khác như xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố; tổ chức kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực... Các giải pháp trên đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như tạo điều kiện tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.

“Hội thảo hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu là một sự kiện tích cực đem lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố; nhằm lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, các hội ngành nghề, doanh nghiệp thành phố để tháo gỡ khó khăn, đề xuất giải pháp, chính sách phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, qua đó thúc đẩy công nghiệp TPHCM nói riêng và công nghiệp cả nước nói chung phát triển mạnh mẽ hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh.

Hội thảo trên nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn "Xây dựng nền công nghiệp tự chủ", có sự tham dự của hơn 200 đại biểu là lãnh đạo các cấp Trung ương và các địa phương trong khu vực Đông Nam Bộ, các hiệp hội doanh nghiệp, chuyên gia, doanh nghiệp ngành công nghiệp trong và ngoài nước...

Hội thảo cũng là bước chuẩn bị để xây dựng Đề án khoa học “Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050”.

Huyền Anh
TIN LIÊN QUAN

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tự chủ nguyên liệu và nhân lực là 2 vấn đề

Phong Nguyễn (thực hiện) |

TS Nguyễn Quân (ảnh) - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) - Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam - chia sẻ với Lao Động về đòi hỏi cấp bách phải xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đáp ứng yêu cầu thực tế, khi thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, cái mới hôm nay, ngày mai đã có thể trở nên lạc hậu và bị công nghệ mới hơn thay thế.

Tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam

Song Minh |

Một số nhà sản xuất lớn của nước ngoài đang mở rộng dấu ấn ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam trong bối cảnh chiến lược tái cơ cấu chuỗi cung ứng và đa dạng hóa rủi ro được thực hiện trên quy mô lớn.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nhân lực chất lượng cao là chủ thể

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) |

Với bước tiến quan trọng trong minh định mục tiêu phát triển công nghiệp (CN), Nghị quyết 29-NQ/TW (Nghị quyết 29) mở ra tầm nhìn mới củng cố nền tảng huy động, phân bổ nguồn lực, điều chỉnh chiến lược, cơ cấu nhằm thực hiện thành công công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa, miền Bắc sắp đón một đợt mưa; thời tiết mát mẻ, vùng núi có nơi chuyển lạnh.

Kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch huyện Cao Phong

Đặng Tình |

Hòa Bình - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy vừa quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Quách Văn Ngoan - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.