“Cha đẻ” gạo ngon nhất thế giới phản bác ý kiến 90% người Việt ăn gạo "bẩn”

Vũ Long |

Anh hùng lao động, cha đẻ của “Gạo ngon nhất thế giới” phản biện về nhận định “90% người Việt Nam ăn gạo "bẩn” của ông Phạm Thái Bình.

Dù không ăn gạo sản xuất theo GlobalGap, VietGap, cũng không thể khẳng định người dân Việt Nam ăn gạo “bẩn“. (Ảnh minh họa)
Dù không ăn gạo sản xuất theo GlobalGap, VietGap, cũng không thể khẳng định người dân Việt Nam ăn gạo “bẩn“. (Ảnh minh họa)

Trước ý kiến của doanh nhân Phạm Thái Bình tại một cuộc tọa đàm cho rằng, 90% người Việt Nam ăn gạo "bẩn" (không sản xuất theo tiêu chí VietGap, GlobalGap-PV), Anh hùng lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua – cha đẻ của gạo ST25 – gạo vừa đoạt giải “Gạo ngon nhất thế giới” nêu ý kiến:

Hiện nay số đăng ký để làm gạo Global Gap, VietGap chỉ chiếm 1% diện tích, nên nếu nói những gạo không trồng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap là “gạo bẩn” thì 99% gạo còn lại của Việt Nam là “bẩn”.

"Vậy với 99% gạo bẩn như thế thì Việt Nam lấy gạo ở đâu để xuất khẩu?" – Kỹ sư Hồ Quang Cua bức xúc đặt ngược câu hỏi.

Còn theo TS Đặng Kim Sơn - nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, lúa gạo là một trong những ngành hàng nông sản đạt được nhiều thành công trong thời gian qua. Như vậy, nhận định 90% người Việt đang phải dùng gạo "bẩn" là không thỏa đáng.

“Đây là một nhận xét không thỏa đáng, không có căn cứ và không công bằng cho gạo Việt. Trong bối cảnh chúng ta đang cạnh tranh gay gắt, những thông tin như thế sẽ làm tổn hại đến uy tín mặt hàng gạo xuất khẩu chúng ta đã gây dựng trong nhiều năm qua” – TS Đặng Kim Sơn nêu ý kiến.

TS Đặng Kim Sơn cũng nêu rõ rằng, nếu như trước kia, giá gạo Việt thấp hơn rất nhiều so với giá gạo thế giới, nhất là gạo Thái Lan thì giờ đã tiến sát gần nhau về giá, thậm chí có thời điểm còn cao hơn.

Ý kiến 90% người Việt Nam ăn gạo “bẩn” là không thỏa đáng, ảnh hưởng đến uy tín của gạo Việt. Ảnh: Vũ Long
Ý kiến 90% người Việt Nam ăn gạo “bẩn” là không thỏa đáng, ảnh hưởng đến uy tín của gạo Việt. Ảnh: PV

“Chất lượng gạo cũng thay đổi rất nhiều nhờ bộ giống lúa được cải tiến, chúng ta xây dựng được hệ thống thủy lợi hoành tráng từ Bắc vào Nam; hệ thống chế biến, bảo quản gạo ngày càng mạnh. Điều này đã nâng tầm chất lượng gạo Việt trên thị trường thế giới” – TS Đặng Kim Sơn nói.

TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long cũng nêu ý kiến: Thế nào là gạo “bẩn” cần phải có tiêu chí để xác định, có căn cứ chứ không thể nói chung chung được. Còn việc nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là vấn đề đặt ra cho các ngành quản lý. Nhưng hiện nay nhờ triển khai các chương trình kỹ thuật, nông dân được nâng cao nhận thức nên tình trạng này cũng giảm đáng kể.

"Gạo Việt Nam phải chịu cạnh tranh gay gắt từ gạo Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ. Do đó, nếu không khẳng định được chất lượng, chắc chắn gạo Việt Nam không có được kết quả xuất khẩu ấn tượng như vừa qua.

Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo. Thị trường nhập khẩu nào dù là cao cấp hay trung cấp thì những yêu cầu về an toàn thực phẩm, kiểm tra tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đều phải đáp ứng. Khi họ kiểm tra đạt chất lượng an toàn thực phẩm thì họ mới nhập khẩu, nếu sản phẩm có vấn đề làm sao họ chấp nhận?"

(Ông Nguyễn Như Cường-Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NNPTNT)

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Giám đốc Phạm Thái Bình nói gì về phát ngôn "90% người Việt ăn gạo bẩn"?

Vũ Long |

Ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An khẳng định: Gạo không an toàn tức là gạo “bẩn”. Người dân cần được dùng gạo an toàn.

Không có chuyện khoanh vùng riêng cho gạo xuất khẩu và gạo trong nước

Vũ Long |

Thông tin 90% người Việt ăn gạo “bẩn” là sai, vì gạo xuất khẩu và gạo tiêu dùng trong nước đều được trồng chung, không có sự phân biệt.

Giá gạo của Việt Nam có thể đạt mức 2.000USD/tấn tại Châu Âu

Vũ Long |

Trong thời gian không xa, giá gạo xuất khẩu sang Châu Âu có thể vượt mức 2.000USD/tấn. Tuy nhiên, ngành gạo cần tái cơ cấu mạnh mẽ.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.