Đồng bằng sông Cửu Long - thủ phủ điện gió trong tương lai

NHẬT HỒ |

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang được nói nhiều vì điện gió. Nếu thực hiện đúng quy hoạch, các nhà đầu tư đều khởi công và đi vào hoạt động đúng tiến độ, nơi đây sẽ là thủ phủ điện gió của cả nước.

Những quy hoạch “khủng”

Bạc Liêu được biết đến điện gió đầu tiên, bởi Nhà máy điện gió Bạc Liêu 1 và Bạc Liêu 2 đang hoạt động. Đây là tỉnh duy nhất tại ĐBSCL có dự án điện gió đã hòa vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030 đã được phê duyệt thì tổng công suất tiềm năng của tỉnh là gần 3.000 MW.

Cà Mau cũng không chịu thua kém. Theo quy hoạch được phê duyệt, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Cà Mau phát triển năng lượng gió lên 3.600 MW, điện mặt trời nối lưới điện quốc gia khoảng 1.500 MW, điện sinh khối như điện gỗ, điện đốt rác khoảng hơn 60 MW.

Quy hoạch của Sóc Trăng cũng cho thấy, sẽ có 3 vùng phát triển điện gió giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 bao gồm: Vùng 1 được phân bổ tại khu vực bãi bồi ven biển thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và huyện Cù Lao Dung có diện tích 21.900ha, công suất dự kiến 860 MW. Vùng 2 phân bổ ở khu vực đất liền ven biển thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề có diện tích 7.500ha, công suất dự kiến 295 MW. Vùng 3 phân bổ tại khu vực đất liền thị xã Vĩnh Châu có diện tích 7.940ha, công suất dự kiến 315 MW. Riêng giai đoạn đến năm 2020, công suất lắp đặt tích lũy đạt khoảng 200 MW với sản lượng điện gió tương ứng là 470 triệu KWh.

Tại Trà Vinh, quy hoạch 6 dự án nhà máy điện gió tại 6 bãi bồi ven biển thuộc huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải. Trong đó, có 3 nhà máy tại xã Trường Long Hòa, hai nhà máy tại xã Hiệp Thạnh và một nhà máy tại xã Đông Hải. Đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt tích lũy đạt khoảng 270 MW, sản lượng điện gió tương ứng 634 triệu kWh.

Đồng loạt xin cơ chế đặc thù

Ngày 26.2, làm việc với Thủ tướng Chính phủ tại Hà Nội, Bạc Liêu thừa nhận còn nhiều khó khăn trong việc phát triển điện gió. Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung nhìn nhận: “Đến nay, công suất thực tế các dự án điện gió đang được phép triển khai trên địa bàn chỉ có 391,2 MW, tương đương khoảng 15%, tỉ lệ rất thấp. Do đó, tỉnh kiến nghị Bộ Công Thương sớm trình Chính phủ phê duyệt bổ sung thêm vào Quy hoạch điện VII quốc gia đối với các dự án điện gió đã có đầy đủ hồ sơ”.

Bạc Liêu đã trình Bộ Công Thương thẩm định theo quy định, với tổng quy mô công suất xin bổ sung khoảng 1.000 MW đảm bảo phù hợp với khả năng truyền tải hiện nay của lưới điện.

Bạc Liêu cũng xin cơ chế đặc thù cho 2.000 MW điện gió tỉnh Bạc Liêu đóng điện trước tháng 11.2022 tiếp tục được hưởng ưu đãi giá mua điện theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (tương tự như đã áp dụng với các dự án điện mặt trời của tỉnh Ninh Thuận. Song Bạc Liêu lại có đặc thù là thời gian thi công trên biển mỗi năm chỉ có 8 tháng, còn lại 4 tháng gió to, sóng lớn rất khó thi công).

Bạc Liêu cũng kiến nghị Chính phủ xem xét xem xét, chấp thuận cho đầu tư lưới truyền tải 500KV, 220KV đồng bộ các dự án nguồn điện trên địa bàn tỉnh theo cơ chế đầu tư xã hội hóa. Trong đó, ưu tiên cho các nhà đầu tư có dự án nguồn điện lớn trên địa bàn tỉnh tham gia (áp dụng tương tự như trường hợp đầu tư đường dây truyền tải 500KV, 220KV phục vụ các dự án điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận).

Trong khi đó, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh cũng đồng loạt xin có cơ chế để phát triển điện gió theo hướng: Ưu tiên vùng thi công khó khăn, ổn định giá điện và cho tư nhân đầu tư lưới truyền tải điện. Tất cả nhằm giải phóng lượng điện gió quá lớn lên đường dây truyền tải điện quốc gia.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Điện gió - chìa khoá giải bài toán năng lượng Việt?

Lan Hương |

Dự án nhiệt điện than thì bị các địa phương phản đối, phương án sử dụng thuỷ điện và điện nguyên tử không khả thi. Vậy nếu không dùng nhiệt điện than, để đảm bảo an ninh năng lượng, Việt Nam nên phát triển nguồn điện nào?

Cuối năm, miền Tây khởi công hai dự án điện gió lớn

NHẬT HỒ |

Vào những ngày cuối năm, miền Tây chính thức khởi công hai dự án điện gió, mở đầu cho năm 2020 sẽ liên tiếp khởi công hàng loạt dự án điện gió khác.

Điện gió ĐBSCL: Quy hoạch nhanh, triển khai chậm

NHẬT HỒ |

Hàng loạt những dự án điện gió tại ĐBSCL được quy hoạch, thậm chí, nhiều dự án khá hoành tráng đã được khởi công như: Khai Long, Bạc Liêu 3, Sóc Trăng 1… nhưng cho đến nay chỉ mới có Điện gió Bạc Liêu 1, Bạc Liêu 2 là hòa điện. Còn lại vẫn chưa thấy trụ điện nào.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.