Kiểm soát chặt việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới

L.V |

Giá thịt lợn tại Trung Quốc đã tăng gấp 200-300%, nguồn cung thiếu hụt nghiêm trọng. Nhiều tư thương của Trung Quốc đã liên kết với thương lái từ Việt Nam để nhập khẩu lợn tiểu ngạch.

Trước tình trạng này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã ký văn bản gửi Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia; Bộ Công thương; UBND các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh... tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới.

Do ảnh hưởng của Dịch tả lợn Châu Phi, nguồn cung thịt lợn tại Trung Quốc thiếu hụt trầm trọng khi phải tiêu hủy khoảng 200 triệu con lợn nên đã đẩy giá thịt lợn cao chưa từng có và nguồn cung trở nên khan hiếm.

Điều này khiến các thương lái ồ ạt đưa lợn sống, thịt lợn vượt biên sang Trung Quốc, bất cấp lệnh cấm trước đó của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấm xuất khẩu thịt lợn bất hợp pháp sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch bởi hiện nay giữa 2 nước vẫn chưa thông qua chương trình xuất khẩu chính ngạch thịt lợn từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Trước phản ánh mỗi này có hàng chục xe tải chở lợn bán sang Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam.

Ban chỉ đạo 389 cấp tỉnh tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam; chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y các cấp và các cơ quan truyền thông.

Đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường từ Trung ương (Tổng cục Quản lý thị trường) đến địa phương bố trí và phân công lực lượng để phối hợp với các địa phương và cơ quan liên quan tổ chức kiểm soát, phát hiện và xử lý các trường hợp vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam không qua kiểm dịch và không tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cChỉ đạo Ban chỉ đạo 389, các cơ quan liên quan và chính quyền các cấp tập trung tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không bảo đảm an toàn dịch bệnh; chấm dứt ngay tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép lợn, sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam.

Chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y Trung ương đóng tại địa phương và cơ quan thú y địa phương; chỉ đạo lực lương công an, bộ đội biên phòng tổ chức theo dõi, giám sát và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; phối hợp tổ chức áp dụng các biện pháp triển khai phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật thú y.

Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép lợn, các sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam...

L.V
TIN LIÊN QUAN

Dịch tả lợn Châu Phi giảm mạnh

L.V |

So với thời điểm tháng 5.2019, dịch tả lợn Châu Phi đã giảm mạnh. Đặc biệt, tại Hà  Nội, so với thời điểm "cao điểm" của dịch bệnh, số lợn bị tiêu hủy do dịch bệnh giảm từ 7.000 con/ngày xuống 200 con/ngày.

Hưng Yên: Thận trọng tái đàn sau khi công bố hết dịch tả lợn Châu Phi

L.V |

Theo thống kê của Chi cục Thú y Hưng Yên, từ ngày 15.9 đến nay, tỉnh không có địa phương nào báo cáo có phát sinh lợn ốm, lợn bệnh phải tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi.

Dịch tả lợn Châu Phi chưa hết, có nên tái đàn?

L.V |

Trước tình trạng nguồn cung giảm sút, đẩy giá thịt lợn lên cao, nhiều hộ chăn nuôi rục rịch muốn tái đàn, nhưng lại e ngại dịch tả lợn Châu Phi. Câu hỏi đặt ra là có nên tái đàn vào lúc này?

Tin buồn

Lao Động |

Bà Trịnh Thị Ngọc Lan (thân mẫu đồng chí Nguyễn Thị Lan Hương - Phó Trưởng Ban Công đoàn - Bạn đọc Báo Lao Động) sinh năm 1959, từ trần hồi 11h20 ngày 5.10.2024 (tức ngày 3 tháng 9 năm Giáp Thìn); Hưởng thọ 65 tuổi.

Chậm trễ xử lý xưởng trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý

TRUNG DU |

Thái Bình - Công tác xử lý vi phạm tại cơ sở tái chế phế liệu trái phép trên hành lang đê sông Trà Lý ở huyện Vũ Thư chưa nghiêm túc.

Man United hòa Aston Villa, Erik ten Hag nguy cơ rời Old Trafford

Nhóm PV |

Tối 6.10 (giờ Việt Nam), Man United đã chia điểm Aston Villa tại vòng 7 Premier League.

Chiêu thức bán hàng có dấu hiệu nhập lậu trên mạng

Anh Tuấn |

Quản lý thị trường vừa tạm giữ lô nước hoa nghi nhập lậu, rao bán thường xuyên trên tài khoản Tiktoker Phan Thủy Tiên.

Nút thắt cổ chai gây ùn tắc trên đường Nguyễn Tuân

NGỌC THÙY |

Đường Nguyễn Tuân dài 720m, có diện tích lòng đường nhỏ hẹp, hiện tồn tại một “nút thắt cổ chai” gây ùn tắc giao thông thường xuyên.

Dịch tả lợn Châu Phi giảm mạnh

L.V |

So với thời điểm tháng 5.2019, dịch tả lợn Châu Phi đã giảm mạnh. Đặc biệt, tại Hà  Nội, so với thời điểm "cao điểm" của dịch bệnh, số lợn bị tiêu hủy do dịch bệnh giảm từ 7.000 con/ngày xuống 200 con/ngày.

Hưng Yên: Thận trọng tái đàn sau khi công bố hết dịch tả lợn Châu Phi

L.V |

Theo thống kê của Chi cục Thú y Hưng Yên, từ ngày 15.9 đến nay, tỉnh không có địa phương nào báo cáo có phát sinh lợn ốm, lợn bệnh phải tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi.

Dịch tả lợn Châu Phi chưa hết, có nên tái đàn?

L.V |

Trước tình trạng nguồn cung giảm sút, đẩy giá thịt lợn lên cao, nhiều hộ chăn nuôi rục rịch muốn tái đàn, nhưng lại e ngại dịch tả lợn Châu Phi. Câu hỏi đặt ra là có nên tái đàn vào lúc này?