Kinh tế số Việt Nam: Du lịch "gãy", còn lại tăng trưởng khả quan

Thế Lâm |

Theo Báo cáo về nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2020 vừa được Google, Temasek và Bain & Company công bố, dự kiến giá trị nền kinh tế số khu vực năm nay đạt 100 tỉ USD.

Sẽ còn tăng mạnh

Theo Google, trong năm 2020, hơn một phần ba người dùng kĩ thuật số sử dụng dịch vụ trực tuyến lần đầu tiên vì COVID-19, trong số đó 95% có ý định tiếp tục dùng các dịch vụ trực tuyến ngay cả sau đại dịch. Phần lớn số người dùng Internet mới đến từ các khu vực ngoại thành, đặc biệt là ở Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam.

Nền kinh tế số tại Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến vượt mốc 300 tỉ USD vào năm 2025.

Trong cơ cấu đóng góp giá trị vào nền kinh tế số khu vực, thương mại điện tử đã nổi lên ở vị trí số 1, tăng đến 63% và đạt 62 tỉ USD năm 2020, dự kiến sẽ đạt 172 tỉ USD vào năm 2025. Trong khi đó, du lịch trực tuyến bị ảnh hưởng nặng nhất do đại dịch, giảm từ 58% chỉ còn đóng góp giá trị 14 tỉ USD.

Nền kinh tế số trong khu vực hiện bao gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, với việc có thêm 40 triệu người dùng Internet mới trong năm nay, nâng tổng số lên 400 triệu người dùng tính đến thời điểm hiện tại.

Thêm 2 lĩnh vực mới là y tế kĩ thuật số (HealthTech) và giáo dục kĩ thuật số (EdTech) được bổ sung vào nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2020 bên cạnh những lĩnh vực đã hiện diện từ trước là thương mại điện tử, truyền thông trực tuyến, giao thông và thực phẩm, du lịch trực tuyến, dịch vụ tài chính kĩ thuật số.

Việt Nam đang đứng ở đâu?

Trong tổng số người sử dụng dịch vụ kĩ thuật số, người dùng mới tại Việt Nam chiếm đến 41%, trở thành quốc gia có tỉ lệ người dùng Internet mới cao nhất trong khu vực, và 94% số người dùng mới này có ý định tiếp tục sử dụng các dịch vụ đó sau đại dịch.

Từ trước đó, người Việt Nam dành bình quân 3,1 giờ/ngày để truy cập Internet cho mục đích cá nhân. Còn trong khoảng thời gian giãn cách xã hội trên diện rộng, con số này đã tăng vọt lên 4,2 giờ/ngày. Và hiện giờ, con số này đã trở về mức 3,5 giờ/ngày. Cứ 10 người dùng thì có tới 8 người cho rằng công nghệ là công cụ rất hữu ích trong thời gian diễn ra đại dịch.

Năm nay, tổng giá trị hàng hóa giao dịch của nền kinh tế số (GMV - Gross merchandise volume) Việt Nam dự kiến đạt 14 tỉ USD, tăng 16% so với năm 2019, và được dự báo sẽ tăng lên mức 52 tỉ USD vào năm 2025.

Nền kinh tế số Việt Nam năm 2020 dù gặp đại dịch nhưng đạt tăng trưởng ở hầu hết các ngành ngoại trừ ngành du lịch. Trong đó, thương mại điện tử tăng đến 46%, đạt GMV 7 tỉ USD; ngành vận tải và thực phẩm tăng trưởng 50%, GMV đạt 1,6 tỉ USD; phương tiện truyền thông trực tuyến tăng trưởng 18% với GMV đạt 3,3 tỉ USD. Riêng ngành du lịch trực tuyến giảm 28%, GMV rơi từ mức 4 tỉ USD xuống mức 3 tỉ USD, nhưng được dự báo sẽ tăng trở lại lên mức 9 tỉ USD vào năm 2025.

Trong ngành truyền thông trực tuyến, sự gia tăng bứt phá của các nhà cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (video streaming) tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng gấp 12 lần, trở thành 1 trong 2 quốc gia (cùng với Thái Lan) tăng trưởng mạnh mẽ nhất khu vực.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Phát triển kinh tế số - chuyển đổi mang tính chiến lược

Minh Bằng |

Tại các văn kiện Đại hội XI, XII, khái niệm kinh tế số chưa được nhắc đến, thay vào đó là khái niệm kinh tế tri thức. Thế nhưng ở các Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII, kinh tế số đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cả mục tiêu lẫn chiến lược. Từ kinh tế tri trức tới kinh tế số là một bước chuyển đổi mang tính rõ ràng, cụ thể hơn, dễ định lượng và dễ thực hiện, phù hợp với xu thế hơn.

Thủ tướng: Tăng cường liên kết vùng, đi đầu trong phát triển kinh tế số

Vương Trần |

Thủ tướng yêu cầu tăng cường điều phối, kết nối và liên kết vùng, kết nối chuỗi giá trị; Đẩy mạnh phát triển mô hình quản lý, mô hình kinh tế hiện đại gắn với chính quyền điện tử và đô thị thông minh, đi đầu trong phát triển kinh tế số và kinh tế ban đêm.

Mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030: Mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam đột phá

thông chí |

Vào tháng 9.2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặt mục tiêu tới 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP. Để thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngay từ tháng 1.2020, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Việt Nam đang ở đâu trong xu thế kinh tế số?

Thế Lâm |

Kinh tế số đang là xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang lan tỏa mạnh mẽ. Với kinh tế số, chỉ có tiến – đi tới, ứng dụng những nền tảng công nghệ số để mở rộng, phát triển các mô hình kinh doanh mới có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn, chứ không thể lùi – tụt hậu.

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Google hỗ trợ quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam ra thế giới

Chí Long |

Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao đổi với đại diện Google về khả năng hợp tác để quảng bá văn hóa, du lịch, chuyển đổi kỹ thuật số...

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Phát triển kinh tế số - chuyển đổi mang tính chiến lược

Minh Bằng |

Tại các văn kiện Đại hội XI, XII, khái niệm kinh tế số chưa được nhắc đến, thay vào đó là khái niệm kinh tế tri thức. Thế nhưng ở các Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII, kinh tế số đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong cả mục tiêu lẫn chiến lược. Từ kinh tế tri trức tới kinh tế số là một bước chuyển đổi mang tính rõ ràng, cụ thể hơn, dễ định lượng và dễ thực hiện, phù hợp với xu thế hơn.

Thủ tướng: Tăng cường liên kết vùng, đi đầu trong phát triển kinh tế số

Vương Trần |

Thủ tướng yêu cầu tăng cường điều phối, kết nối và liên kết vùng, kết nối chuỗi giá trị; Đẩy mạnh phát triển mô hình quản lý, mô hình kinh tế hiện đại gắn với chính quyền điện tử và đô thị thông minh, đi đầu trong phát triển kinh tế số và kinh tế ban đêm.

Mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030: Mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam đột phá

thông chí |

Vào tháng 9.2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặt mục tiêu tới 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP. Để thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngay từ tháng 1.2020, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Việt Nam đang ở đâu trong xu thế kinh tế số?

Thế Lâm |

Kinh tế số đang là xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang lan tỏa mạnh mẽ. Với kinh tế số, chỉ có tiến – đi tới, ứng dụng những nền tảng công nghệ số để mở rộng, phát triển các mô hình kinh doanh mới có tính cạnh tranh và hiệu quả hơn, chứ không thể lùi – tụt hậu.