Chính sách về Châu Á hậu chính quyền Obama: Cơ hội và thách thức

NHẬT MINH (Theo Diplomat) |

Chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ thừa hưởng chính sách về Châu Á của người tiền nhiệm Barack Obama từ tháng 1.2017 như thế nào?

Danh sách những thành tựu tái cân bằng của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama mặc dù ấn tượng, như thể chế hóa các mối quan hệ đối tác ngoại giao mới với những cường quốc đang lên để thúc đẩy sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực, nhưng di sản này vẫn còn nhiều điều chưa được thực hiện.

Nội hàm tái cân bằng

Hầu hết chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ 20 và đặc biệt là từ sau Thế chiến 2 về cơ bản đều tìm cách thúc đẩy nền tảng an ninh, sự thịnh hưởng và nền dân chủ lớn hơn trên toàn cầu. Những mục tiêu lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ tiếp tục được thực hiện như vậy ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên kế hoạch tái cân bằng ở mức độ rộng nhất là sự công nhận của chính quyền ông Obama rằng tăng trưởng của Châu Á đòi hỏi Mỹ dành khá nhiều tài nguyên, sự chú ý và thời gian đến khu vực này hơn trước.

Mỹ chú trọng đến 5 vấn đề mấu chốt trong kế hoạch này, đó là hiện đại hóa liên minh hiệp ước với Mỹ, can dự với các cường quốc đang lên, đầu tư nhiều hơn vào các thể chế khu vực, mở rộng can dự về kinh tế, bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy dân chủ.

Mặc dù những chiến lược này được áp dụng ở các mức độ khác nhau, song đều bao gồm việc nuôi dưỡng những cường quốc hiện tại và mới nổi để tạo thuận lợi cho việc chia sẻ gánh nặng lớn hơn trong một thế giới đa cực, tính trung tâm của các thể chế trong việc hình thành và củng cố các quy tắc và chuẩn mực, và sự cần thiết ngăn chặn những cuộc xung đột không cần thiết, tạo điều kiện hợp tác, kể cả giữa các đối thủ và kẻ thù.

Đánh giá chính sách

Vậy tái cân bằng đã có kết quả chưa? Không may là việc đánh giá chính sách lại dựa trên một điểm cụ thể nào đó trong một thời gian cố định, chẳng hạn như sự tiến triển chậm chạp của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP ở Quốc hội Mỹ, hoặc sự nổi lên bất ngờ của Tổng thống Philippines - Rodrigo Duterte, hoặc với các lĩnh vực cụ thể như quan hệ Mỹ- Trung ở Biển Đông.

Về mặt khu vực, chính quyền của Tổng thống Obama đã gửi đi một thông điệp thành công tới Châu Á Thái Bình Dương rằng Mỹ nghiêm túc trong việc thực hiện cam kết đối với khu vực.

Các ví dụ điển hình có thể được kể đến là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên Mỹ - ASEAN tại Sunnylands hồi tháng 2 - một trong những minh chứng rõ nhất về cam kết ngày càng tăng của chính quyền Mỹ với Đông Nam Á, cái gọi là "tái cân bằng trong tái cân bằng".

Tuy nhiên, một số khía cạnh nhất định của cam kết cũng đã được xem xét kỹ lưỡng. Chẳng hạn, về chính sách với Trung Quốc, chính quyền của ông Obama muốn giảm bớt bất an và hợp tác trên các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, ban đầu được đặt tên là "bảo đảm chiến lược", trùng hợp với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc.

Đặc biệt ở Biển Đông - nơi được xem là phép thử quan trọng về uy tín của Mỹ - chính quyền ông Obama liên tiếp phải vật lộn để tìm một con đường đối phó với sự quyết đoán của Trung Quốc.

Về mặt toàn cầu, ông Obama đã thành công phần nào khi phối hợp được với các nước đang lên để giải quyết những vấn đề của cả thế giới như biến đổi khí hậu. Ông Obama cũng giải quyết được một số cuộc khủng hoảng, từ chương trình hạt nhân Iran đến tình hình ở Iraq và Afghanistan. Nhưng đồng thời, sự hạn chế đôi khi cũng là con dao hai lưỡi với chính sách về Châu Á của Mỹ.

Chẳng hạn, để không sa vào một vũng lầy khác ở Trung Đông, chính quyền Mỹ lùi lại trước cam kết "ranh giới đỏ" ở Syria, được xem là một đòn giáng mạnh vào cam kết của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Chính quyền tiếp theo của Mỹ

Người tiền nhiệm của ông Obama sẽ phải làm gì? Để tiếp tục chính sách tái cân bằng, chính quyền mới sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức kéo dài, nắm lấy cơ hội mới và củng cố nền tảng mà chính sách Mỹ được xây dựng trên đó.

Nhiệm vụ đầu tiên và trước hết mà chính quyền tiếp theo sẽ phải đối mặt là một loạt những thách thức trong nước, khu vực và toàn cầu. Ở trong nước, tổng thống mới sẽ phải quản lý cả làn sóng bất bình của những người theo chủ nghĩa dân túy (không ít lần đe dọa làm suy yếu sự đồng thuận lưỡng đảng về chính sách Châu Á), lẫn những vấn đề ngân sách chưa được giải quyết mà có thể ảnh hưởng đến chiến lược tái cân bằng, nhất là về mặt quân sự.

Nhiệm vụ ở nước ngoài cũng không kém phần khó khăn, với hàng loạt những mối đe dọa sẽ là phép thử khả năng của chính quyền mới có tập trung vào Châu Á được hay không. Khi chính quyền đối phó với những thách thức của khu vực như một Trung Quốc ngày càng quyết đoán và một Triều Tiên có khả năng hạt nhân, Mỹ cũng phải đối mặt với những vấn đề khác như một nước Nga gai góc, một Châu Âu rạn nứt, một IS nguy hiểm và một Trung Đông bất ổn.

Thúc đẩy tái cân bằng không chỉ là giải quyết những thách thức quen thuộc mà phải nghĩ ra những cơ hội mới. Về mặt kinh tế, một khu vực chín muồi những ý tưởng mới là làm thế nào để Mỹ và một số đối tác như Nhật có thể tận dụng tốt hơn sức mạnh của mình để ràng buộc các nước trong khu vực như Trung Quốc vào cuộc cạnh tranh lành mạnh nhưng có lợi về ảnh hưởng kinh tế cho mình.

Về mặt an ninh, an ninh biển sẽ tiếp tục là một lĩnh vực ưu tiên, trong đó phần lớn sự chú ý tập trung vào Biển Đông. Mặc dù Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á (MSI) do Mỹ đứng đầu là một bước đi đầu tiên tốt đẹp để thúc đẩy mục tiêu dài hạn là xây dựng một hình ảnh hoạt động chung và thúc đẩy quan hệ quốc phòng của Mỹ với các nước trong khu vực, song các nhà lập pháp của Mỹ phải nghĩ cách tận dụng tốt hơn khả năng của Mỹ cũng như các đồng minh để đẩy lùi sự quyết đoán của Trung Quốc trong tương lai.

 

NHẬT MINH (Theo Diplomat)
TIN LIÊN QUAN

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Cựu Chủ tịch FLC và 2 em gái xin giảm án

Việt Dũng |

Trong số 25 người kháng cáo, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và em gái đều xin giảm nhẹ hình phạt và giảm trách nhiệm dân sự.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bắc Ninh bắt kẻ chống đối xử lý vi phạm môi trường Phong Khê

Trần Tuấn |

Công an TP Bắc Ninh đã bắt khẩn cấp kẻ có hành vi chống đối xử lý vi phạm môi trường ở phường Phong Khê.

Bão số 5 Krathon rất mạnh, duy trì cấp siêu bão 24 giờ tới

AN AN |

Trong 24 giờ tới, bão số 5 Krathon vẫn duy trì sức gió mạnh cấp 16 giật trên cấp 17.

Ngư dân Quảng Ngãi nhập viện sau chuyến biển kinh hoàng

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Tàu cá của ngư dân hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa nghi bị lực lượng nước ngoài tấn công khiến nhiều người bị thương nặng, phải nhập viện điều trị.