Cuộc đua điều chế thuốc chống SARS-CoV-2

BS Bình Nguyên |

ĐH Pennsylvania (Mỹ) đã thông tin việc đang thử nghiệm thuốc có khả năng chống SARS-CoV-2 và nhiều biến thể.

1. Thuốc có tên diABZI, với tác dụng kích hoạt phản ứng miễn dịch (MD) của cơ thể, vì thế ngăn ngừa SARS-CoV-2 làm bệnh cảnh lâm sàng diễn biến đến nặng hay nguy kịch và có thể chống được nhiều biến thể khác nhau. Sau những thử nghiệm trên chuột cho kết quả khả quan, nghiên cứu đã công bố tháng 5 mới đây trên tập san Khoa học MD (Science Immunology).

Trước đó, khoa học đã biết khi đến hệ thống hô hấp (loại mô thích hợp nhất để xâm nhập và nhân lên trong tế bào - TB), SARS-CoV-2 có khả năng “lẩn trốn” làm chậm quá trình nhận diện và phản ứng sớm của hệ MD, làm chuỗi liên hoàn MD chậm lại, tạo điều kiện cho virus đi sâu vào cơ thể, gây ra những ca bệnh diễn biến nặng do tổn thương trầm trọng phế nang và các tiểu phế quản phổi. Quá trình thử nghiệm, nhóm nghiên cứu xác định được một chất kháng SARS-CoV-2 hiệu quả và họ gọi là “tác nhân kích thích gen interferon”.

Interferon là một protein tự nhiên và là một trong nhiều yếu tố của hệ MD bẩm sinh (có ở hầu hết các động vật, phản ứng mặc định (hàng rào thứ hai sau hàng rào thứ nhất là bề mặt, ví dụ da, niêm mạc ruột...) khi cơ thể xuất hiện yếu tố ngoại lai hoặc bất thường, chống lại vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, độc chất, TB ung thư...; sau phản ứng này, hệ MD thu được (sinh kháng thể) mới bắt đầu hoạt động), được phát hiện năm 1954. Yasuichi Nagano và Yasuhiko Kojima, ĐH Tokyo, Nhật, thấy một chất làm giảm sự nhân lên của virus khi nghiên cứu trên thỏ, các ông gọi là interfer - chất “can thiệp”. Năm 1957, Alick Isaacs và Jean Lindenmann, Viện Nghiên cứu y khoa quốc gia, London, Anh, chứng minh được chất “can thiệp” có tác dụng chống viêm (cùng nhiều yếu tố khác) ngay khi mầm bệnh xâm nhập, từ đó làm giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng và đặt tên là Interferon (Interfering factor). Hiện diABZI đang được thử nghiệm lâm sàng.

2. Từ khi đại dịch bùng phát đến nay, do không có thuốc chống SARS-CoV-2, Thế giới đã điều trị các ca bệnh theo tất cả các cách như dùng huyết tương người mắc bệnh; thuốc chống sốt rét; vaccine phòng lao; Remdesivir (đang thử nghiệm chống virus Ebola và Marburg); Favipiravir (trị cúm); kháng HIV (Lopinavir, Ritonavir) hoặc SARS-CoV, MERS-CoV, Zika, cúm gia cầm, sốt xuất huyết, viêm gan C...; Tocilizumab - kháng thể đơn dòng (chỉ diệt một kháng nguyên (virus, vi khuẩn, TB ung thư...) nhất định, được tái tổ hợp trong ống nghiệm) và huyết tương người bệnh... Các loại thuốc có sẵn (cho bệnh khác) này bộc lộ nhiều bất cập, chẳng hạn, thử nghiệm thấy kết hợp Lopinavir và Ritonavir không có tác dụng với liều thấp, nhưng liều cao tác dụng phụ lại quá nặng. Dù Mỹ cấp phép dùng Remdesivir khẩn cấp, nhưng sử dụng trên bệnh nhân SARS-CoV-2 nặng nhập viện lại gây thất vọng, vì không cải thiện nhiều cơ hội sống của họ... Vì thế, từ đầu năm 2020, khi SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh khắp Thế giới, hãng dược khổng lồ Pfizer, Mỹ đã tập hợp nhóm các nhà khoa học “SWAT” để tìm phương pháp điều trị tiềm năng căn bệnh. Pfizer tham vọng sản xuất loại thuốc có thể ngăn chặn virus nhân lên, tương tự như Tamiflu (thuốc kìm virus) đang dùng rộng rãi để điều trị cúm. Hãng tìm lại loại thuốc mà họ điều chế từ 2003 với mục đích điều trị SARS-CoV, được cho là đầy triển vọng.

SARS-CoV-2 có enzym loại peptidase (protease - men thủy phân, “chặt” các đại phân tử protein thành các “mẩu” nhỏ) quan trọng cho quá trình nhân bản là 3Clpro, gần giống với men nhân bản của SARS-CoV và MERS-CoV. Vì thế, nếu một thuốc ức chế enzym 3CLpro hiệu quả sẽ có tiềm năng ngăn chặn nhiều loại virus Corona khác nhân lên do làm đứt đoạn quá trình này của vius. Thực tế, các thuốc kìm virus đi theo hướng ức chế peptidase đã thành công khi điều trị một số virus như HIV hay viêm gan C...

Cũng năm ngoái, liên minh Pfizer-BioNtech nhận thấy, phân tử gọi là PF-00835231, vốn được thiết kế để kìm SARS-CoV, có khả năng ức chế enzym 3Clpro. Trong ống nghiệm, họ thấy PF-00835231 dùng riêng biệt hoặc phối hợp với Remdesivir đều làm giảm khả năng nhân bản của nhiều virus Corona khác nhau, gồm cả SARS-CoV-2. Pfizer-BioNtech nói PF-00835231 cũng hiệu quả khi thử nghiệm trên một số loài động vật mà không có tác dụng phụ đáng kể. Liên minh này còn đang thử nghiệm lâm sàng hai dòng thuốc ức chế enzym 3Clpro khác là PF-07304814 đường tĩnh mạch cho bệnh nhân nặng nhập viện từ mùa thu năm ngoái và dòng PF-07321332 đường uống khi mới nhiễm bệnh từ tháng 3 năm nay. Giới quan sát hi vọng thuốc của PfizerBioNtech sẽ bảo vệ được những người có MD yếu hoặc không được tiêm vacxin và dùng để ngăn ngừa sớm ở nhóm người bị phơi nhiễm (F1, F2...).

3. Với thuốc uống Molnupiravir, liên minh Merck-Ridgeback Biotherapeutics cho biết họ đang thử nghiệm giai đoạn cuối trên nhóm hẹp bệnh nhân không nhập viện, có ít nhất một yếu tố nguy cơ bị SARS-CoV-2 nặng, như tuổi cao, béo phì, tiểu đường và uống tổng liều không quá 5 ngày. Họ nói có thể có dữ liệu cuối cùng vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới đây.

Liên minh Roche-Atea cũng đang thử nghiệm giai đoạn cuối với thuốc AT-527 cho người nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng nhẹ, với tổng liều dưới 5 ngày, dự kiến sẽ có kết quả cuối cùng trong năm nay.

Từ giữa tháng 01, hãng dược Celltrion, Hàn Quốc, công bố thử nghiệm giai đoạn cuối thuốc CT-P59: Tải lượng virus giảm đáng kể sau 7 ngày dùng thuốc; an toàn ở mức tích cực, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng; giảm 54% số người từ mức độ bệnh nhẹ tiến triển thành nặng trung bình và giảm được 68% người từ 50 tuổi bị nặng trung bình; giảm 3,4 - 6,4 ngày nằm viện các lứa tuổi và 6,4 ngày với nhóm từ 50 tuổi.

Từ tháng 5 năm ngoái, Nga đã thử nghiệm thuốc Coronavir, được cho là có hiệu suất kìm SARS-CoV-2 đến 75%. Từ 30.12.2020, Nga thử nghiệm loại thuốc “etiotropic” (tác động trực tiếp đến virus - diệt như kháng sinh diệt vi khuẩn) đầu tiên trên Thế giới, được cho là hiệu quả đến 99%. Nga đang nghiên cứu một loại thuốc đặc biệt để ngăn chặn “bão Cytokine” - phản ứng quá mức của hệ MD khi nhiễm SARS-CoV-2, gây ra các ca bệnh trầm trọng (như phi công người Anh trước đây ở TP.HCM). Tháng 5, Nga phê duyệt thuốc Avifavir, dựa trên bản quyền thuốc Favipiravir của Nhật, điều trị các ca cúm nghiêm trọng từ năm 2014...

4. Các hãng điều chế thuốc kìm SARS-CoV-2 dạng uống đều đưa ra thời điểm dùng thuốc khi có dấu hiệu sớm của bệnh. Họ có cùng mục tiêu là giúp những người mới nhiễm SARS-CoV-2 không bị bệnh nặng đến mức phải nhập viện, nhưng cũng có cùng khó khăn khi thử nghiệm là phải bảo đảm người bệnh được uống thuốc ngay khi vừa nhiễm. TS Dolsten của Pfizer cho biết: “Quan trọng nhất là điều trị càng sớm càng tốt trong khi virus chỉ mới bắt đầu tăng số lượng”. Hai là, phải thử nghiệm ở các nước đang tăng các ca SARS-CoV-2, vì với tỉ lệ tiêm chủng cao ở một số khu vực, hiệu quả của vaccine sẽ lầm lẫn với kết quả thử nghiệm thuốc. Đại diện Pfizer nhấn mạnh thách thức lớn khi điều chế thuốc chống virus. Vì không giống như vaccine chỉ cần kích hoạt hệ thống MD, thuốc kháng virus hiệu quả phải vừa ngăn chặn virus nhân lên, vừa đồng thời đủ chọn lọc để không làm tổn thương các TB cơ thể. Thực chất rất khó khăn ở chỗ, không phải như vi khuẩn - là một TB hoàn chỉnh, tự tổng hợp sinh chất để nhân lên, virus - mức tiến hóa dưới TB (chưa phải một TB hoàn chỉnh), không tự tổng hợp được sinh chất, phải ở trong TB và lấy sinh chất của TB vật chủ để nhân lên, do đó thuốc chống virus hiệu quả sẽ làm tổn hại hoặc tiêu diệt TB vật chủ! Vì thế, nếu thành công, loại thuốc etiotropic của Nga sẽ là đại cách mạng điều trị virus, nhưng cũng vì thế, việc tìm được số đông người tình nguyện thử nghiệm không dễ!

Ngày 25.5, Bộ Y tế Nga đăng ký thuốc hít Leytragin ngăn chặn viêm phổi do SARS-CoV-2. Thử nghiệm trên 320 người mắc bệnh trung bình, không có ca nào chuyển nặng và giảm 6/14 ngày điều trị so với phác đồ tiêu chuẩn.

Ngày 14.6, liên minh Regeneron, Mỹ - Roche, Thụy Sĩ công bố, thuốc REGEN-COV, thử nghiệm trên 9.785 người nhập viện ở Anh có thể giảm 20% nguy cơ tử vong ở người bệnh nặng. Trước đây, thử cùng Dexamethason giảm 70% nhập viện, giảm 17% nguy cơ tử vong ở tất cả bệnh nhân nhập viện.

Ngày 15.6, AstraZeneca xác nhận thuốc AZD7442 kết hợp hai kháng thể đơn dòng của họ không đạt yêu cầu giảm ca bệnh nặng.

BS Bình Nguyên
TIN LIÊN QUAN

432 người lao động được test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2

Kiều Công Tuấn |

Nhằm chủ động, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của doanh nghiệp, vừa qua, tại Công ty TNHH NOW VINA, Công đoàn công ty đã phối hợp với Ban Giám đốc công ty làm việc với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tổ chức test nhanh kháng nguyên, sàng lọc virus SARS-CoV-2 cho 432 cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động (đợt 1).

Nữ công nhân về từ Bắc Giang tái dương tính với SARS-CoV-2

TRẦN TUẤN |

Sáng 23.6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa phát hiện một ca bệnh là nữ công nhân công ty may về từ Bắc Giang tái dương tính với SARS-CoV-2.

2 ca nghi nhiễm SARS-CoV-2, Kiên Giang họp khẩn

NGUYÊN ANH |

Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Kiên Giang đã tiến hành xét nghiệm lần cuối trước khi kết thúc toàn bộ quá trình cách ly thì phát hiện 2 trường hợp nghi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tầm soát trọng điểm SARS-CoV-2 những người về từ Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh

THANH TUẤN |

Chiều 20.6, ông Hồ Ngọc Gia – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, địa phương đang tầm soát nhằm phát hiện sớm các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Thái Bình: 204 công nhân về từ Bắc Giang âm tính với SARS-CoV-2

TRUNG DU |

Sáng 20.6, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thái Bình cho hay, 204/204 công nhân lao động làm việc tại Bắc Giang được Thái Bình tiếp nhận về địa phương cách ly vào chiều qua đều đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Đoàn cấp cao Tổng LĐLĐVN làm việc với Liên hiệp toàn quốc các CĐ Nhật Bản

Ban Đối ngoại |

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dẫn đầu Đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn thăm và làm việc tại Nhật Bản từ 3 - 7.10.

Tái khởi động dự án hơn 17 tỉ đồng sau phản ánh của Lao Động

THANH BÌNH - QUANG ĐẠT |

Sau phản ánh của Báo Lao Động, dự án hơn 17 tỉ đồng sửa chữa con đường lầy lội vào xã nông thôn mới đầu tiên tại Điện Biên đã được tái khởi động.

Việt Nam đón lượng khách quốc tế vượt cả năm 2023

Ý Yên |

9 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt, cao hơn con số 12,6 triệu lượt cả năm 2023.