Dấu ấn của lụa

THU GIANG |

Từ bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra trong suốt hai năm vừa qua đã khiến cho rất nhiều người bị mất kết nối với chính mình và đời sống thực tại. Đây cũng là thông điệp mà triển lãm "Sợi kết nối" thể hiện trên chất liệu lụa, như là một chất dẫn dụ cho sự hoà nhập, tái kết nối.

Hành trình sáng tạo 

Với gần 80 tác phẩm được trưng bày, triển lãm "Sợi kết nối" là kết quả thu hoạch chuyến nghiên cứu tại làng lụa Phùng Xá và những tác phẩm được chọn lọc kỹ lưỡng của các nghệ sĩ trẻ, họa sĩ tốt nghiệp Khoa Hội họa (trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) trong suốt 3 năm. Dưới sự hướng dẫn của Giám tuyển nghệ thuật Nguyễn Thế Sơn, các chủ đề tại triển lãm được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, thể hiện sự sáng tạo độc đáo của từng cá nhân nghệ sĩ như: Lịch sử nghệ thuật, văn hóa tín ngưỡng, ký hiệu học văn hóa và tâm lý học...

Theo anh Phạm Minh Quân (Viện Nhân học Văn hoá), "Sợi kết nối" không chỉ mang ý nghĩa là một triển lãm có tính chất trưng bày (showcase) kết quả thông thường mà còn thể hiện một quán tính rất đương đại trên thế giới ngày nay: Quán tính nhân học văn hóa. Nghĩa là, không chỉ chú trọng đến kết quả hay sản phẩm, mà quan trọng hơn là hành trình đi đến kết quả ấy.

Triển lãm của giám tuyển Nguyễn Thế Sơn và các nghệ sĩ trẻ giống như kể lại một hay nhiều câu chuyện về diễn trình thực hành nghệ thuật, về những quy trình tạo tác bên trong nó, cũng như về cách mỗi nghệ sĩ quan sát và triển khai về vấn đề được đặt ra. Mỗi bài tập này sẽ là một sản phẩm, một học phần là một dự án, còn mỗi một sinh viên (với tư cách là một nghệ sĩ) phải đưa ra một giải pháp của riêng mình. Họ không còn bị giới hạn trong khuôn khổ giá vẽ, xưởng vẽ, trái lại có thể vận dụng mọi phương tiện trong quá trình sáng tạo như tài liệu sách vở, đi thăm hỏi thực địa, quay phim, chụp ảnh...

Cùng với sơn mài, lụa đã trở thành một chất liệu trung gian dung hoà được tinh thần giữa truyền thống và hiện đại. Ảnh: Thế Sơn
Cùng với sơn mài, lụa đã trở thành một chất liệu trung gian dung hoà được tinh thần giữa truyền thống và hiện đại. Ảnh: Thế Sơn

"Sợi kết nối" mang một sắc thái đa diện. Mỗi một nghệ sĩ trẻ trong triển lãm, thông qua tác phẩm của mình sẽ kể lại một câu chuyện cá nhân với ngôn ngữ và cách thể hiện riêng, hoàn toàn tự do và khoáng đạt, không ai giống ai. Thậm chí, họ còn mạnh dạn vượt ra khỏi mặt phẳng khung tranh truyền thống, tích hợp đa chất liệu, đa phương tiện. Ví dụ như tranh lụa kết hợp với trang phục, tranh lụa với nghệ thuật sắp đặt, tranh lụa với sơn mài và video art, projection mapping (ánh xạ trình chiếu).

Chất liệu kết nối 

Cùng với sơn mài, lụa đã trở thành một chất liệu nghệ thuật gắn kết tinh thần truyền thống của dân tộc, của cảm thức phương Đông với thẩm mỹ tạo hình hiện đại của phương Tây, trở thành một chất liệu trung gian dung hoà được tinh thần giữa truyền thống và hiện đại.

Hoạ sĩ, Giám tuyển nghệ thuật Nguyễn Thế Sơn nhận định, từng có một giai đoạn khá dài, chất liệu tranh lụa gần như bị “lạnh nhạt” vì nhiều lí do. Một trong những nguyên nhân có lẽ do chất liệu lụa không có được sự hào nhoáng, rực rỡ, bắt mắt như những chất liệu sơn dầu, sơn mài hay acrylic khi cần có nhu cầu thu hút khách hàng từ thị trường hay trong các cuộc triển lãm. Với đặc tính khó nắm bắt, trong nhiều năm ròng rã, chất liệu lụa thậm chí trở thành một sự lựa chọn cuối cùng của những người học trong môi trường đào tạo mỹ thuật. Các làng nghề dệt lụa phục vụ cho nhu cầu người vẽ cũng vì thế mà dần bị teo tóp, thu hẹp và gần như không hề có sự cải tiến hay nâng cấp về chất lượng hay kỹ thuật trong nhiều năm.

Theo đó, sự trở lại của chất liệu lụa trong bối cảnh mỹ thuật Việt Nam có lẽ cũng chỉ mới từ hơn chục năm trở lại đây, xuất phát từ những nỗ lực tìm tòi thể nghiệm của một số những hoạ sĩ trẻ, đồng thời cộng hưởng phần nào từ những cuộc hồi hương của những bức tranh của các hoạ sỹ thời Đông Dương những màn đấu giá triệu đô trên các sàn đấu giá quốc tế. Trong xu hướng, “Xưởng Lụa” của Khoa Hội hoạ trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cũng đang cố gắng từng bước phục hồi và làm mới lại chương trình “chuyên ngành Lụa” trong vài năm trở lại đây. May mắn trong vai trò vừa là một trong những người xây dựng chương trình chuyên ngành, người hướng dẫn trực tiếp, Giám tuyển Nguyễn Thế Sơn đã và đang cố gắng nỗ lực áp dụng vào các học phần sáng tác chuyên ngành.

Các chủ đề tại triển lãm được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, thể hiện sự sáng tạo độc đáo. Ảnh: Thế Sơn
Các chủ đề tại triển lãm được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, thể hiện sự sáng tạo độc đáo. Ảnh: Thế Sơn

"Các hình tượng và chủ đề tại triển lãm được khuyến khích nhìn nhận và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, từ lịch sử nghệ thuật theo chiều lịch đại, đồng đại, cho đến cách nhìn nhận theo góc độ biểu tượng văn hoá, ký hiệu học văn hoá, tâm lý học... Những kỹ năng xây dựng, nền tảng nghiên cứu kết hợp các hoạt động thuyết trình, thảo luận trong nhóm cũng sẽ dần gợi mở ra ý tưởng tạo hình cho người học cách đặt vấn đề mới lạ cho bài sáng tác chuyên ngành.

Ngoài những kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao được trau dồi, mục tiêu của các dạng bài tập được thiết kế là kích thích năng lực tư duy mở, xoá nhoà dần ranh giới giữa những bài tập sáng tác trong chương trình nhà trường với thực hành để phát triển dự án cá nhân, thông qua việc kích thích, khám phá đào sâu nuôi dưỡng cá tính sáng tạo. Từ đó xây dựng cho mình một mối quan tâm, một chủ đề, một ngôn ngữ tạo hình, hay một phương pháp tạo nghĩa từ những bước đi đầu tiên" - Hoạ sĩ, Giám tuyển nghệ thuật Nguyễn Thế Sơn chia sẻ.

Với những dự án triển lãm như "Sợi kết nối", những người tâm huyết như Hoạ sĩ, Giám tuyển nghệ thuật Nguyễn Thế Sơn cũng thể hiện quan điểm giáo dục bằng chính những dự án nghệ thuật, khi người làm có thể tự khám phá bản thân cũng như tự học phương pháp triển khai tác phẩm từ những vấn đề nghiên cứu. Triển lãm "Sợi kết nối" không chỉ thể hiện tinh thần giữa truyền thống và hiện đại mà còn kết nối những con người, các hoạ sĩ trẻ cùng nhau chia sẻ, nghiên cứu, thực hành sáng tạo nghệ thuật của mình với những hoạt động của làng nghề truyền thống.

THU GIANG
TIN LIÊN QUAN

Triển lãm ảnh 30 năm xây dựng quan hệ hữu nghị Việt- Hàn

Phương Linh |

Khánh HòaTriển lãm ảnh “Quan hệ hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc - 30 năm xây dựng và vun đắp”, diễn ra từ ngày 22 đến 26.8 tại  thành phố biển Nha Trang.

Lạ lẫm triển lãm về những dự án bị từ chối

BÍCH LỘC |

Những người yêu thích kiến trúc, nghệ thuật nói chung đang bị thu hút bởi một triển lãm chưa từng có tại Việt Nam. Triển lãm các dự án kiến trúc bị từ chối của KTS Nguyễn Hà và các cộng sự tại Arb Architects.

100 tác phẩm trưng bày tại triển lãm “Nhà văn Hữu Ước và Sắc màu”

Thanh Hương |

100 tác phẩm bằng chất liệu sơn dầu, acrylic trên toan được nhà văn Hữu Ước giới thiệu đến công chúng Thủ đô tại triển lãm cá nhân “Nhà văn Hữu Ước và Sắc màu”.

Khởi tố bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành ở Quận 8 (TPHCM).

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Nhập khẩu gạo kỷ lục, chuyện “không có gì ầm ĩ”

Lục Tùng |

Việc Việt Nam nhập khẩu gạo tăng vọt 9 tháng đầu năm không phải là chuyện đáng lo mà còn mang lại lợi ích kép.

Triển lãm ảnh 30 năm xây dựng quan hệ hữu nghị Việt- Hàn

Phương Linh |

Khánh HòaTriển lãm ảnh “Quan hệ hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc - 30 năm xây dựng và vun đắp”, diễn ra từ ngày 22 đến 26.8 tại  thành phố biển Nha Trang.

Lạ lẫm triển lãm về những dự án bị từ chối

BÍCH LỘC |

Những người yêu thích kiến trúc, nghệ thuật nói chung đang bị thu hút bởi một triển lãm chưa từng có tại Việt Nam. Triển lãm các dự án kiến trúc bị từ chối của KTS Nguyễn Hà và các cộng sự tại Arb Architects.

100 tác phẩm trưng bày tại triển lãm “Nhà văn Hữu Ước và Sắc màu”

Thanh Hương |

100 tác phẩm bằng chất liệu sơn dầu, acrylic trên toan được nhà văn Hữu Ước giới thiệu đến công chúng Thủ đô tại triển lãm cá nhân “Nhà văn Hữu Ước và Sắc màu”.