Đừng lo lắng những nguy cơ trừu tượng

HUYÊN NGUYỄN (thực hiện) |

Các địa phương trên toàn quốc đang chuẩn bị kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Theo PGS-TS Trần Thành Nam - Trưởng khoa Các Khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, thay vì lo ngại về những nguy cơ trìu tượng, không hiện hữu thì hãy nhìn vào những lợi ích có thật khi chúng ta tiêm vaccine cho trẻ.

“Bình thường hóa” nỗi lo

Thưa PGS-TS Trần Thành Nam, thời gian qua, khi các tỉnh thành lên kế hoạch cho trẻ em đi học trở lại, nhiều phụ huynh, nhất là phụ huynh có con trong độ tuổi chưa tiêm vaccine COVID-19 hết sức lo lắng. Với góc độ của bậc làm cha mẹ, ông có thể chia sẻ thêm về những lo ngại này đến từ phụ huynh?

- Việc chúng ta đưa trẻ quay trở lại trường học trong bối cảnh số ca mắc vẫn đang cao, cũng có nguy cơ tiềm ẩn cho nên những lo âu của phụ huynh là điều rất dễ hiểu và là một phụ huynh của học sinh lớp 2, tôi rất thông cảm với những trăn trở như vậy.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể tin tưởng dựa trên rất nhiều kinh nghiệm của phòng chống dịch trong 2 năm vừa qua. Ngay cả khi đỉnh điểm của dịch, số các trẻ mắc COVID-19 chiếm tỉ lệ nhỏ và thường có triệu chứng nhẹ. Khi đã nắm được cơ chế hoạt động của virus cùng với đó là nghiên cứu, phát triển những loại vaccine mới, việc mở lại trường học xét ưu điểm về cả thể chất hay tinh thần luôn luôn cao hơn so với nguy cơ. Là phụ huynh, chúng ta cũng cần phải hiểu với tâm thế như vậy.

Thực tế, bên cạnh những người mong chờ con được tiêm vaccine, cũng có một số phụ huynh còn ngại ngùng, chưa sẵn sàng do sợ tác dụng phụ của thuốc. Thực ra việc này chúng ta cũng cần phải thấy rõ một số quốc gia có nền khoa học phát triển quá trình thử nghiệm vaccine không phải quá trình nghiên cứu sơ sài mà là nỗ lực lớn để đưa ra bằng chứng nghiên cứu khoa học và xây dựng chiến lược để tiêm cho trẻ.

Ngoài ra, một số người cũng chưa cân nhắc đến lợi ích tiêm vaccine cho trẻ so với nguy cơ đứa trẻ không tiêm, rõ ràng lợi của việc tiêm rõ ràng cao hơn so với nguy cơ khi không tiêm. Có một số niềm tin khác như vaccine có thể ảnh hưởng đến cấu trúc ADN... tất cả suy nghĩ đó nhiều khi chỉ là tin đồn mà chưa có căn cứ khoa học. Chúng ta khi tìm hiểu bất cứ thông tin nào cần tìm những nguồn chính thống và dựa vào kết quả nghiên cứu.

Hiện nay, nước ta đang lên kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em. Theo ông, bên cạnh tác dụng đến phòng COVID-19 cho trẻ, liệu rằng đây có là liều thuốc tinh thần giúp phụ huynh an tâm hơn hay không?

- Nếu trì hoãn tiêm vaccine COVID-19 cho con có thể ảnh hưởng chung đến sức khoẻ cộng đồng và làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ. Chính vì thế, nếu có cơ hội được tiêm vaccine COVID-19, mặc dù có một chút lo lắng, chúng ta hãy bình thường hoá nó và cân nhắc đến cái lợi ích đằng sau đấy. Cần hiểu rằng nỗi lo lắng, cảm nhận không an toàn đó chỉ là cảm giác.

Tiêm phòng hiệu quả nhất khi tiêm với số lượng đủ lớn để đảm bảo tỉ lệ bao phủ, lúc đó mới tạo nên được miễn dịch cộng đồng. Cách thức phụ huynh ủng hộ tiêm cho trẻ cũng góp phần sớm chấm dứt đại dịch COVID-19. Tôi cho rằng việc trẻ được tiêm vaccine thực sự là sẽ giúp phụ huynh an tâm hơn khi trở lại với nền kinh tế, giáo dục cũng không thể đóng cửa mãi được. Chúng ta hãy tin tưởng và nhiệt tình hơn với các bằng chứng khoa học.

Hãy nhìn những nguy cơ, lợi ích có thật

Thế còn với học sinh, dưới góc độ tâm lý, theo ông việc hoàn thành tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi có giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia các hoạt động khác, như đi học trực tiếp hay tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời... hay không?

- Thực ra, với trẻ nhỏ, việc các con tự tin hơn khi đến trường chưa hẳn đã phụ thuộc vào việc tiêm mà chủ yếu là tâm thế, thái độ ứng xử, cách thức chia sẻ thông tin của những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ. Chính vì thế, bố mẹ có vai trò quyết định trong định hướng cho trẻ. Khi đồng ý cho con tiêm, chúng ta cũng cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ. Đối với các trẻ lứa tuổi nhỏ, ngay cả khi đi tiêm các loại vaccine như ho lao, uốn ván, bạch hầu, cúm... đều có một tỉ lệ không nhỏ sợ tiêm.

Tâm lý của phụ huynh sẽ là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý của đứa trẻ khi mà các con phải đối diện với tiêm vaccine. Vai trò của cha mẹ giúp con an tâm, bằng cách giống như là bố mẹ đã dỗ dành con khi đi tiêm các loại vaccine khác, có thể nói với con về tác dụng của vaccine, cơ chế hoạt động, giúp con giảm bớt căng thẳng.

Bên cạnh đó, khi ở nhà quá lâu, tiếp xúc với những thông tin dịch bệnh, không ít trẻ có biểu hiện tránh xa mọi người, nói rất hồn nhiên là “Sợ COVID”, kỳ thị khi có người lạ đến nhà. Người lớn cũng phải giải thích cho con là cần thực hiện nghiêm quy tắc 5K để bảo vệ sức khoẻ nhưng không được ứng xử một cách thô lỗ, thái quá.

Khi trẻ đến trường, cần làm gì để chính những trẻ chưa tiêm vaccine không bị kỳ thị hay tự mình cảm thấy bất an khi tham gia hoạt động cùng các bạn? Ngược lại, các trẻ đã tiêm cũng không tỏ thái độ với những bạn chưa tiêm?  

- Khi quay trở lại trường học sẽ có một nhóm tiêm trước, một số bạn chưa được tiêm, một số bạn từng F0, F1 nên có thể dẫn đến một số hiện tượng như kỳ thị, không hội nhập với các bạn. Những hiện tượng tâm lý này cần được dự báo trước và sẽ phải có một số cách thức để hỗ trợ. Cha mẹ, nhà trường sẽ phải giải thích cho các con, ví dụ như mỗi người đều có quyết định và lựa chọn của mình và lựa chọn đấy dựa trên lý do rất cá nhân như sức khoẻ, đó không phải lý do để đối xử với họ một cách khác biệt... Chúng ta cần chuẩn bị cho những tinh thần như vậy.

Vậy dù tiêm hay chưa tiêm vaccine COVID-19, chúng ta sẽ cần chuẩn bị tâm thế cho trẻ và phụ huynh như thế nào khi cho trẻ đến trường trong trạng thái bình thường mới hiện nay?

- Chúng ta không thể nào chờ các con tiêm hết vaccine hay đại dịch chấm dứt mới cho trẻ quay trở lại trường được. Tôi xin nhấn mạnh rằng, ngay kể cả khi các con chưa được tiêm vaccine và quay trở lại trường, tỉ lệ mắc COVID-19 cũng rất thấp và chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát được bằng cách tuân thủ nghiêm các quy định phòng dịch. Trách nhiệm để giúp cho con thực hiện thói quen này không chỉ thuộc về nhà trường mà còn ở gia đình.

Chúng ta cần phân biệt giữa nguy cơ và hệ quả khi quay trở lại trường nếu chưa chấp nhận tiêm vaccine. Thay vì cứ lo lắng về những nguy cơ trừu tượng, không hiện hữu, hãy nhìn vào những nguy cơ có thật nếu chúng ta không ủng hộ cho việc tiêm COVID-19 cho trẻ.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

HUYÊN NGUYỄN (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính hối thúc Pfizer về vaccine cho trẻ em 5-12 tuổi

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Pfizer thúc đẩy càng sớm càng tốt việc cung ứng 22 triệu liều vaccine dành cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại Việt Nam ngay trong những ngày tới, cố gắng hoàn thành hợp đồng cung cấp trong tháng 4, chậm nhất là tháng 5.2022.

22 triệu trẻ em được chăm sóc sức khoẻ ban đầu ngay từ trong trường học

Vương Trần |

Hơn 22 triệu trẻ em, học sinh (tương đương 25% dân số Việt Nam) được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay từ trong trường học, theo chương trình sức khoẻ học đường, giai đoạn 2021-2025.

Châu Âu xem xét sử dụng vaccine Pfizer như mũi tăng cường cho trẻ em

Anh Vũ |

Liên minh Châu Âu tiến hành đánh giá về việc tiêm mũi vaccine tăng cường của Pfizer-BioNTech cho trẻ từ 12-15 tuổi.

Tập trung triển khai mua, tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi

Vương Trần |

Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan bảo đảm nguồn và phân phối kịp thời vaccine, thuốc điều trị COVID-19; tập trung triển khai việc mua, tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo chỉ đạo của Chính phủ.

7 lợi ích của quả ổi đối với trẻ em

THANH NGỌC (THEO BOLDSKY) |

Theo Boldsky, quả ổi nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức khỏe cho trẻ em. Dưới đây là 7 lợi ích của quả ổi đối với trẻ em.

Phó Chủ tịch tỉnh xin tạm nghỉ việc để điều trị chấn thương

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Võ Ngọc Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh xin tạm nghỉ công tác điều hành, chỉ đạo để điều trị chấn thương.

Người dân TPHCM chật vật lội nước, xe cộ “chôn chân” sau cơn mưa lớn

MINH QUÂN |

TPHCM - Tối 7.10, cơn mưa lớn đã gây ngập sâu nhiều con đường ở quận Bình Thạnh, khiến người dân chật vật lội nước và kẹt xe về nhà.

Chủ quán cafe ở Thái Bình "choáng" vì hóa đơn nước quá cao

TRUNG DU |

Thái Bình - Chủ quán kinh doanh cafe tại TP Thái Bình gửi đơn khiếu nại đến công ty nước sạch vì hóa đơn tiền nước liên tục tăng cao bất thường theo thời gian.